Tuyên bố chung Trung Quốc - Anh về Hong Kong không còn giá trị

Theo hãng Reuters, ngày 30/6, chính quyền Bắc Kinh khẳng định Tuyên bố chung Trung Quốc-Anh năm 1984 về việc quản lý Hong Kong sau khi hòn đảo này được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997 đã là một văn kiện lịch sử và không còn nhiều giá trị thực tiễn. 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Phát biểu trong một buổi họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho rằng chính quyền Bắc Kinh không còn bị ràng buộc bởi thỏa thuận nói trên. 

Ông Lục Khảng nhấn mạnh: “Hiện Hong Kong đã trở về với vòng tay của đất mẹ được 20 năm. Tuyên bố chung Trung Quốc-Anh, một văn kiện lịch sử, đã không còn có bất cứ giá trị thực tiễn nào và không ràng buộc chính quyền trung ương Trung Quốc về những cách thức quản lý Hong Kong. Anh không có chủ quyền, không có quyền cai trị và không có quyền giám sát Hong Kong sau khi trao trả hòn đảo này cho Trung Quốc." 

Tuyên bố cứng rắn trên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc chắc chắn sẽ khiến dư luận hoài nghi về những cam kết của Bắc Kinh đối với quyền tự do cốt lõi của Hong Kong, trong bối cảnh Chủ tịch Tập Cận Bình vừa tuyên bố chính sách “một đất nước, hai chế độ” được “cả thế giới” công nhận. 

Đáp trả lại động thái trên của phía Bắc Kinh, chính quyền London khẳng định Tuyên bố chung Trung Quốc-Anh vẫn còn hiệu lực và là một thỏa thuận hợp pháp./.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.