Tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin dại ở Nghệ An chỉ đạt dưới 30%

Tuy nhiên, thực tế hiện nay là tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh vẫn đang ở mức cực kỳ thấp dù các biện pháp tổng hợp đã được triển khai. Hằng năm, bình quân tỷ lệ tiêm vắc-xin dại trên địa bàn tỉnh chỉ đạt chưa đầy 30% tổng đàn chó; nhiều năm chỉ đạt trên 25%, tương đương khoảng chưa đầy 130 con; thậm chí một số huyện vùng cao như Kỳ Sơn, Quế Phong… còn bỏ trống không tiêm phòng.
“Các địa phương phải lập danh sách hộ nuôi chó để quản lý bằng việc thống kê số lượng chó nuôi trong từng hộ gia đình, nắm diễn biến tăng giảm đàn chó để làm căn cứ xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu tiêm phòng. Lập biên bản cam kết các hộ nuôi chó không thả rông chó, phải đeo rọ mõm và dây xích cho chó khi đưa chó ra nơi công cộng. Xử phạt nghiêm các hộ không chấp hành và phải bồi thường thiệt hại nếu để chó cắn người theo quy định hiện hành. Chủ nuôi chó phải khai báo việc nuôi chó với tổ trưởng dân phố, xóm trưởng, trưởng bản, đồng thời cam kết nuôi nhốt hoặc xích, giữ chó trong khuôn viên của gia đình; khi ra ngoài phải có người dắt, rọ mõm”

Ngành Y tế phải tăng cường giám sát bệnh dại trên người, công khai địa chỉ các cơ sở y tế, đặc biệt là các điểm tiêm vắc-xin phòng bệnh dại cho người trên địa bàn, chỉ dẫn cho người bị động vật nghi dại cắn đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý vết thương và tiêm vắc-xin phòng bệnh cũng như huyết thanh kháng dại kịp thời, ngăn ngừa nguy cơ tử vong do bệnh dại. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng các phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành để khám, điều trị cho người bị bệnh dại hoặc người bị chó, mèo cắn, bao gồm cả thuốc đông y, bài thuốc cổ truyền, gia truyền.
Cùng với đó, việc nâng cao năng lực chuyên môn trong phòng, chống bệnh dại cũng cần được quan tâm. Theo đó, cần tăng cường tập huấn cho cán bộ ngành thú y, y tế về năng lực quản lý đàn chó; điều tra, giám sát, chẩn đoán xác định bệnh dại; kỹ năng truyền thông về bệnh dại; kỹ thuật xử lý vết thương; quy trình điều trị dự phòng sau phơi nhiễm; kỹ năng bắt chó mắc bệnh dại và các biện pháp xử lý ổ dịch bệnh dại động vật.
Đặc biệt, khuyến khích các xã, phường, thị trấn ở nội thành, nội thị, nơi đông khách du lịch tiến hành xây dựng vùng, cơ sở an toàn bệnh dại để đảm bảo an toàn cho cộng đồng và du khách tới du lịch, tham quan.
Từ khóa:
Tin liên quan

Cảnh báo nguy cơ cao dịch bệnh gia súc, gia cầm bùng phát dịp cuối năm

Nghệ An chỉ đạo khẩn về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thêm trại vịt ở Yên Thành nhiễm dịch cúm gia cầm A/H5N6

Nghệ An khoanh vùng ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại Yên Thành

Tập trung dập ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 nguy hiểm tại thị xã Hoàng Mai
Các tin khác
-
Độc đáo nghề đào 'thần dược' dưới sông ngập mặn ở Nghệ An
-
Thành phố Vinh sẽ khai thác quỹ đất các tuyến đường lớn
-
Sơn La không bắt buộc dán tem truy xuất nguồn gốc đào Tết
-
Ám ảnh những cái chết thương tâm trên sông Đào Nghệ An
-
Sacombank trao 500 triệu đồng hỗ trợ người dân vùng lũ Nghệ An
-
Phí bảo hiểm ô tô, xe máy, xe máy điện bắt buộc từ ngày 1/3/2021
-
Nghệ An: Cây nêu bằng sắt 'hút' khách dịp Tết
-
Mỗi sào rau vụ đông, nông dân Nghệ An 'đút túi' hàng chục triệu đồng
-
Vietinbank chi nhánh thành phố Vinh gặp mặt tri ân khách hàng
-
Hơn 2.000 hội viên được vay vốn từ Quỹ Hội Nông dân
-
Nghệ An khởi công nhà máy chế tạo thiết bị điện tử thông minh 100 triệu USD
-
Nghệ An có gần 4000 cơ sở nguy hiểm về cháy nổ