Tỷ phú già nhất thế giới qua đời ở tuổi 101

Tỷ phú đôla già nhất thế giới David Rockefeller vừa qua đời ở tuổi 101 vào hôm thứ Hai tại nhà riêng ở Pocantico Hills, New York do suy tim.

Tỷ phú David Rockefeller sinh ngày 12/6/1915 tại New York, là con út của John D. Rockefeller Jr. và là cháu nội của nhà tài phiệt dầu mỏ John D. Rockefeller, người gây dựng đế chế dầu mỏ Standard Oil, được mệnh danh là tỷ phú đầu tiên của nước Mỹ. Ông từng học Đại học Columbia và tốt nghiệp Đại học Harvard vào năm 1936. Ông cũng học tại Trường kinh tế London và nhận bằng tiến sỹ kinh tế tại Đại học Chicago vào năm 1940.

Công việc đầu tiên của tỷ phú này là soạn thảo thư trả lời cho thị trưởng New York Fiorello LaGuardia với mức lương 1 đôla một năm. Khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 nổ ra, ông tham gia quân đội và phục vụ đến năm 1945. Năm 1946, ông vào làm việc tại Chase National Bank, nơi chú ông là Winthrop Aldrich đang làm chủ tịch. Năm 1960, ông trở thành giám đốc điều hành của ngân hàng này và giữ chức vụ suốt 35 năm.

Tỷ phú David Rockefeller trong thời gian còn làm việc tại Chase National Bank vào những năm 70.
Tỷ phú David Rockefeller trong thời gian còn làm việc tại Chase National Bank vào những năm 70.

Rockefeller từng nói đùa rằng ông là người duy nhất trong thế hệ gia đình Rockefeller phải “kiếm sống”. Ông đã bay hơn 5 triệu dặm, đến 103 quốc gia và gặp gỡ khoảng 200 nguyên thủ quốc gia, thuộc nhiều lập trường chính trị khác nhau, từ cố chủ tịch Cuba Fidel Castro đến cố tổng thống Iraq Saddam Hussein. Tỷ phú này cũng là người bạn thân thiết của hàng loạt chính trị gia lớn trên thế giới một thời như: Đặng Tiểu Bình, Nelson Mandela hay Henry Kissinger…

Ngày nay, Chase là thành viên của JPMorgan Chase & Co, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ tính theo tổng tài sản, sau khi Chemical Banking Corp mua Chase vào năm 1995 và sáp nhập thêm J.P. Morgan & Co và Bank One Corp lần lượt vào năm 2000 và 2004.

Rockefeller cũng từng giữ cương vị là Chủ tịch Hiệp hội Downtown-Lower Manhattan. Ông cùng anh trai là thống đốc Nelson đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới và khu tài chính Phố Wall trong những năm 1960 - 1970. Ngày 11/9/2001, cũng chính ông đã chứng kiến tòa tháp sụp đổ từ văn phòng tại tầng 56 của Rockefeller Center. Sau này, ông được mời làm thành viên danh dự trong ban phê duyệt thiết kế đài tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố 11/9.

David Rockefeller cũng nổi tiếng với các hoạt động từ thiện, với tổng số tiền đóng góp hơn 900 triệu đôla trong suốt cuộc đời. Năm 2006, ông quyết định hiến 225 triệu đôla cho Quỹ Rockefeller Brothers do ông và anh em thành lập vào năm 1940 để thúc đẩy những tiến bộ xã hội trên khắp thế giới. Năm 2008, Rockefeller tặng 100 triệu đôla cho Đại học Harvard.  Ngay năm trước, ông cũng tặng 100 triệu đôla cho hai tổ chức là Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại do mẹ ông thành lập và trường Đại học Rockfeller do ông nội của ông gầy dựng.

Ở tuổi 90 tuổi, tỷ phú David Rockefeller vẫn đến văn phòng làm việc lúc 10 giờ sáng và ra về lúc 5 giờ chiều.
Ở tuổi 90 tuổi, tỷ phú David Rockefeller vẫn đến văn phòng làm việc lúc 10 giờ sáng và ra về lúc 5 giờ chiều.

“Không một cá nhân nào đóng góp nhiều hơn cho hoạt động thương mại và đời sống tại thành phố New York trong thời gian dài như David Rockefeller. Trong suốt thời gian làm việc của tôi ở City Hall, ông ấy lúc nào cũng có mặt ở thành phố khi chúng tôi gọi điện”, ông Michael Bloomberg - cựu thị trưởng New York kiêm nhà sáng lập Bloomberg cho biết.

Cách đây khoảng 10 năm, ở tuổi 90, tỷ phú David Rockefeller vẫn còn minh mẫn, đến văn phòng lúc 10 giờ sáng và ra về lúc 5 giờ chiều. Ông thường tập thể dục trước khi làm việc và uống một ít rượu trắng vào bữa trưa.

Cái chết của tỷ phú David Rockefeller cũng đã khép lại một chương lịch sử của gia tộc Rockefeller - một trong những gia tộc giàu nhất nước Mỹ. Nhưng ngày nay, dù qua đời vẫn là tỷ phú đôla nhưng tài sản của David Rockefeller khá mờ nhạt so với các tỷ phú hiện đại của thế kỷ 21 như Bill Gates hay Warren Buffett. Ước tính, tổng tài sản của ông chỉ vào khoảng 3,2 tỷ đôla.

Theo VNE

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.