Tỷ phú nông dân

(Baonghean) - Đến xã Nam Anh (Nam Đàn), nhiều người bày tỏ sự nể phục trước ý chí làm giàu và nghị lực vượt khó của “tỷ phú nông dân” Hồ Viết Bang ở xóm 4. Bằng quyết tâm và kiến thức học hỏi, ông đã xây dựng mô hình gia trại kết hợp kinh doanh thức ăn chăn nuôi đem lại thu nhập cao.

Ít ai biết rằng, để có được cơ ngơi khang trang và tiềm lực kinh tế vững vàng như hôm nay, ông Hồ Viết Bang đã trải qua những lúc rất khó khăn. Quê gốc Nam Anh, Nam Đàn, nhưng từ năm 1980, bố mẹ ông di dân kinh tế mới lên xã Châu Cường (Quỳ Hợp). Đến năm 1989, cả nhà lại rồng rắn trở về quê cũ để làm ăn sinh sống. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, học đến lớp 12, Hồ Viết Bang quyết định dừng học, vật lộn với đủ nghề để mưu sinh, bắt đầu từ buôn gà vịt, hồng, sắn dây sau đó chuyển sang buôn gỗ, làm ruộng gồng gánh nuôi cha mẹ già, vợ và 3 đứa con. 
Ông Hồ Viết Bang chăm sóc đàn lợn.
Ông Hồ Viết Bang chăm sóc đàn lợn.
Vào thời kì chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhận thấy nghề chăn nuôi ở xã nhà đang có cơ hội phát triển, Hồ Viết Bang quyết định theo học lớp trung cấp thú y để phục vụ nhu cầu chăn nuôi ngày càng cao của người dân. Khi có bằng hành nghề trong tay, ông mua một ki ốt nhỏ ở khu vực chợ Chùa vừa bán thuốc thú y và điều trị gia súc, gia cầm. Mỗi khi có ai cần gọi tới, dù thời gian nào, thời tiết ra sao, ông đều gắng sức để giúp đỡ vì ông hiểu rằng đối với người nông dân thì con trâu, con bò, đàn gà, lứa lợn là cả một gia sản. Cũng trong thời gian hành nghề thú y tự do, ông nhận ra rằng một khi chăn nuôi phát triển thì nhu cầu về thức ăn cũng rất lớn.
Nghĩ là làm, ông bàn với vợ mạnh dạn vay vốn từ người thân và bạn bè kết hợp nguồn vay Ngân hàng nông nghiệp, thuê thêm diện tích đất liền kề kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Lấy ngắn nuôi dài, kinh doanh chú trọng chữ “tín”, đến nay cơ sở của ông là đại lý cấp 1 của 4 nhà máy thức ăn gia súc, mạng lưới thị trường của gia đình ông gồm có 40 đại lý cấp 2 phủ  khắp huyện Nam Đàn và còn mở rộng ra cả địa bàn các huyện Hưng Nguyên, Đô Lương, Thanh Chương, Tân Kỳ…
Ông Bang còn phát triển mô hình gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, vừa tận dụng nguồn từ việc kinh doanh thức ăn chăn nuôi vừa cung cấp các loại giống gia cầm (gà, vịt, ngan). Ngoài gà đẻ, gà thịt lúc cao điểm, gia đình ông còn nuôi từ 50 con - 60 con lợn. Ông chia sẻ: “Ban đầu phải phát triển chăn nuôi mạnh như là một cách để quảng bá sản phẩm. Người ta thấy mình nuôi gia súc, gia cầm béo tốt, khỏe mạnh mới tin tưởng để mua các sản phẩm thức ăn chăn nuôi…”. 
Từ hai bàn tay trắng với tinh thần dám nghĩ, dám làm và ý chí vượt khó, biết nắm bắt thời cơ, đến nay, ông Hồ Viết Bang đã trở thành một “triệu phú nông dân” với tiềm lực kinh tế vững vàng. Từ năm 2013 - 2014, sản lượng cám bán ra khoảng 250 tấn/ tháng, doanh thu 3,125 tỷ đồng, lợi nhuận thu về gần 94 triệu đồng/ tháng; ngô làm thức ăn chăn nuôi gia súc 10 tấn/tháng, doanh thu 57 triệu đồng/tháng, lợi nhuận thu về 10 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, một năm gia đình ông xuất chuồng 5 lứa lợn với 7.500 kg, thu về khoảng 345 triệu đồng, trừ chi phí lãi ròng khoảng 80 triệu đồng/năm. Tổng doanh thu đạt khoảng 39 tỷ đồng/năm trừ chi phí thực lãi hơn 1 tỷ, 328 triệu đồng. Nhờ vậy, ông xây cất được nhà cửa khang trang, xây dựng nhà kho chứa hàng với diện tích 300m2, mua sắm 3 xe ô tô các loại để phục vụ đi lại, vận chuyển. Gia đình ông còn tạo việc làm cho 4 - 10 lao động, thu nhập từ 4 - 6 triệu đồng/tháng.
Đi lên từ gian khó, nên triệu phú nông dân Hồ Viết Bang rất cảm thông với những người có hoàn cảnh khó khăn. Bởi vậy, ông luôn sẵn lòng giúp đỡ những lao động mình đang sử dụng và bà con chòm xóm gặp khó như: cho vay mượn vốn, giống, hướng dẫn cách làm ăn có hiệu quả. Trong vòng 5 năm qua, ông đã giúp đỡ 20 hộ với tổng giá trị hơn 120 triệu đồng và luôn gương mẫu đi đầu đóng góp thực hiện tốt các phong trào của địa phương như huy động vốn xây dựng giao thông nông thôn, giúp đỡ gia đình chính sách, trẻ em nghèo... Tuy đã trở thành chủ doanh nghiệp nhưng ông vẫn rất hăng say lao động, trực tiếp bốc dỡ hàng với công nhân, trực tiếp chăm sóc đàn gà, lứa lợn trong gia trại gia đình. Ông bảo đó cũng là cách để giáo dục con cái tinh thần yêu lao động, quý trọng công sức bỏ ra. 
Với những kết quả đạt được trong sản xuất, kinh doanh, gia đình ông được UBND huyện Nam Đàn, xã Nam Anh tặng giấy khen gia đình sản xuất kinh doanh giỏi. Ông còn là 1 trong những điển hình được tuyên dương trong phong trào thi đua yêu nước của huyện Nam Đàn, giai đoạn 2010 - 2015.
Khánh Ly

tin mới

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.