Uber - tiện ích hay tiêu cực?

(Baonghean) - Uber không còn xa lạ với nhiều người sử dụng dịch vụ vận tải công cộng tại các thành phố lớn trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Bên cạnh sự tiện lợi và giá cả cạnh tranh thì hoạt động của Uber vẫn còn nhiều tranh cãi... 

Uber là gì?

Uber là tên của một công ty công nghệ cung cấp dịch vụ vận tải trực tuyến trên toàn thế giới có trụ sở tại San Francisco, Mỹ. Hoạt động của Uber xoay quanh một ứng dụng cùng tên được cài đặt trên những chiếc điện thoại thông minh.

Bằng ứng dụng này, người dùng có thể nhập yêu cầu về một chuyến đi mà mình muốn thực hiện đến cho một người lái xe gần nhất chấp nhận thực hiện việc chuyên chở. Các tài xế lái xe Uber sử dụng xe cá nhân của họ và việc lái xe cho Uber được coi là công việc linh hoạt.

Mức giá dự kiến của chuyến đi, vị trí của tài xế, hành khách cùng với lộ trình chuyến đi đều được ứng dụng này tính toán và hiển thị trên điện thoại. Tính đến tháng 8/2016, dịch vụ của Uber đã có mặt tại  66 quốc gia và 545 thành phố trên thế giới. Mô hình kinh doanh của Uber đã trở thành một xu hướng có tên là ‘’Uberification” nghĩa là kinh tế chia sẻ, trào lưu này được nhiều công ty khác học tập.

Tài xế Uber sử dụng xe cá nhân và tham gia vận chuyển hành khách một cách chủ động và tự nguyện. 	Ảnh: Theguardian
Tài xế Uber sử dụng xe cá nhân và tham gia vận chuyển hành khách một cách chủ động và tự nguyện. Ảnh: Theguardian

Tại sao Uber thành công?

Chính thức ra mắt ứng dụng Uber năm 2011 với số tiền được đầu tư là 44,5 triệu USD, đến nay, giá trị của công ty này đã lên tới hơn 50 tỷ USD. Bên cạnh những vượt trội về công nghệ, Uber đem lại những tiện ích cho người dùng mà taxi truyền thống không thể có.

Thay vì phụ thuộc vào lộ trình của tài xế cũng như đồng hồ, ứng dụng này cho phép người dùng biết trước được chi phí chuyến đi cũng như lộ trình của mình. Bên cạnh đó, việc thanh toán cũng được hỗ trợ bằng nhiều hình thức như bằng tiền mặt hay trừ tiền trực tiếp vào thẻ tính dụng mà khách hàng không cần phải có bất cứ can thiệp nào.

Uber không cho phép việc vẫy xe mà buộc phải qua ứng dụng, nhờ đó, mọi người đều có thể sử dụng dịch vụ mà ít bị tài xế từ chối. Theo Bloomberg, Uber giúp người nghèo có thể dễ dàng hơn trong việc bắt được một chiếc taxi.

Dịch vụ này được cài đặt sẵn trên điện thoại di động
Dịch vụ này được cài đặt sẵn trên điện thoại di động

Đồng thời, với sự định vị cả khách hàng và lái xe, việc tìm được địa điểm đón khách cũng dễ dàng hơn, đặc biệt trong các điều kiện thời tiết phức tạp. Dịch vụ của công ty này cũng giúp giảm thiểu tắc nghẽn giao thông khi mà tài xế của Uber sẽ không phải chạy lòng vòng để bắt khách. Uber cho phép người dùng có thể đánh giá lái xe sau mỗi chuyến đi bằng phương pháp chấm điểm. 

Uber áp dụng một thuật toán tự động nhằm tăng giá trong thời điểm số lượng khách hàng tăng vọt. Việc “tăng giá” thu hút nhiều lái xe hơn cũng như giảm số khách hàng yêu cầu dịch vụ. Dĩ nhiên, điều này gặp phải sự phản đối của khách hàng khi mà giá cả tăng cao trong những lúc cao điểm như dịp lễ hay điều kiện thời tiết không thuận lợi. Tuy nhiên, theo CEO của Uber Travis Kalanick cho rằng “...

Đây là điều quá mới mẻ, sẽ phải có một thời gian để mọi người có thể chấp nhận nó. Việc taxi giá cố định đã diễn ra trong 70 năm qua”. Trên thực tế, việc tăng giá khi nhu cầu tăng phù hợp với quy luật kinh tế, nó giúp người lái có thêm động lực và tham gia vận tải, đồng thời chỉ những khách hàng thực sự cần sẽ sử dụng dịch vụ. 

Bên cạnh đó, công ty này cũng tạo sự cạnh tranh với taxi truyền thống, gián tiếp làm tăng chất lượng dịch vụ của ngành vận tải hành khách nói chung. Uber cùng những công ty công nghệ khác tạo ra một thị trường vận tải với nhiều nguồn cung hơn cho khách hàng, vươn tới những vùng ngoại ô của các thành phố lớn. Bên cạnh dịch vụ Uber, hãng này đang phát triển thêm một số tiện ích khác như xe taxi tự lái, dịch vụ trực thăng taxi, hay  UberPop một ứng dụng dành cho những người có nhu cầu đi chung xe với nhau.

Những vấn đề của Uber

Bên cạnh những ích lợi của Uber, hãng công nghệ này gánh chịu rất nhiều chỉ trích. Các cuộc biểu tình chống Uber của các lái xe taxi hay các hành động pháp lý ngăn chặn công ty này từ phía chính phủ đang diễn ra trên khắp thế giới. Những người không ủng hộ cho rằng, Uber cạnh tranh không lành mạnh với việc chịu ít gánh nặng về pháp lý,  không nộp thuế hay lệ phí cấp phép như các công ty taxi truyền thống khác.

Bên cạnh đó, chất lượng của tài xế, an toàn của hành khách cũng như những quyền lợi của người lao động tại Uber cũng bị chỉ trích bởi những người không ủng hộ. Các cuộc biểu tình của những người lái taxi truyền thống đã diễn ra tại Đức, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Anh, Canada, Ý…

Các tài xế taxi truyền thống án ngữ một đại lộ ở Jakarta, Indonesia biểu tình phản đối Uber,
Các tài xế taxi truyền thống án ngữ một đại lộ ở Jakarta, Indonesia biểu tình phản đối Uber,

Năm 2014, hãng công nghệ này từng gặp phải các lệnh cấm bởi tòa án các nước như Tây Ban Nha về việc cạnh tranh không lành mạnh, hay tại Ấn Độ về cáo buộc tài xế hiếp dâm một hành khách nữ. Còn tại Hà Lan, hãng này từng bị cấm dịch vụ UberPop vì việc vận tải hành khách mà không có giấy phép. Hay mới đây nhất, tại Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải đã có nhắc nhở Uber về việc đăng ký kinh doanh theo đúng ngành nghề. 

Cuộc chiến giữa các hãng taxi truyền thống đối với các hãng công nghệ làm dịch vụ vận tải vẫn chưa có hồi kết. Uber vẫn tiếp tục theo đuổi các vụ kiện pháp lý. Mặc dù gặp nhiều cản trở, hãng này vẫn thu hút được nhiều nhà đầu tư. Tháng Sáu năm ngoái, Ả Rập Saudi đã đầu tư 3,5 tỷ USD vào công ty này, hay nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới Toyota đồng ý hợp tác với Uber với việc tạo điều kiện thuận lợi cho tài xế thuê xe của hãng.

Phan Vũ

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.