Ukraine bán bí mật quân sự về xe tăng cho Mỹ

Theo PV (vn.sputniknews.com)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Kiev tiếp tục bán bí mật quân sự. Mới đây, Ukraine bán cho Mỹ xe tăng tối tân nhất của mình là T-84 Oplot, lấy 7 triệu USD, trong khi loại xe tăng này vẫn chưa bắt đầu được sản xuất hàng loạt trong nước.

Vậy Lầu Năm Góc mua Oplot về làm gì? Ukraine đã bán những bí mật nào cho Mỹ? Chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.

Xe tăng có quá nhiều vấn đề

Xe tăng Oplot của Ukraine với trọng lượng khoảng 51 tấn là phiên bản cải tiến của xe tăng Liên Xô T-80UD (phiên bản động cơ diesel của xe tăng T-80). Phiên bản mới nhất T-84BM có hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại và các hệ thống đối phó quang điện tử, thiết bị nhìn đêm bằng tia hồng ngoại, thiết bị nhìn ngày/đêm, và giáp phản ứng nổ Duplet được thiết kế để bảo vệ tốt hơn trước các loại đạn xuyên giáp và chống đầu nổ ghép nối tiếp.

Xe tăng có máy tính tích hợp mới và hệ thống thông tin liên lạc. Xe tăng được trang bị động cơ diesel hai kỳ 6DT-2E công suất 1.200 mã lực. Vũ khí chính là pháo nòng trơn KBA-3 125 mm do Ukraine sản xuất. Theo các chuyên gia, xét về tổng lực tác chiến, T-84BM gần tương đương với xe tăng T-90A của Nga.

Xe tăng T-84U
Xe tăng T-84U "Oplot".

Kể từ năm 2008, quân đội Ukraine chỉ nhận được 3 chiếc xe tăng Oplot. Kiev đã cung cấp 49 chiếc xe tăng cho Thái Lan, dù hợp đồng đã bị trì hoãn. Nhưng người mua đặc biệt phẫn nộ với chất lượng kém: lớp sơn phủ bên ngoài xe tăng rất nhanh bong tróc, nhiều vết rỉ sét lộ rõ.

Hóa ra là họ đã sử dụng các linh kiện và cụm lắp ráp đã ở trong kho hàng chục năm hoặc thậm chí tháo ở một số cỗ tăng khác ở ngoài trời. Vì vậy, những chiếc Oplot mới thực chất vẫn trang bị động cơ TD-1000T, loại động cơ của T-80 từ giữa những năm 1970. Dù những động cơ này được coi là bước đột phá khi ra đời nhưng đã qua hàng chục năm, chúng đã lỗi thời. (Chúng bắt đầu được phát triển ở Liên Xô vào năm 1968).

Xe tăng được cho là đời cũ ở Ukraine. Ảnh It
Xe tăng được cho là đời cũ ở Ukraine. Ảnh: It

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.