Ukraine bắt tàu chở dầu Nga ở Biển Đen; Mỹ và Trung Quốc nối lại đàm phán thương mại

Hữu Quân (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Mỹ và Trung Quốc nối lại đàm phán thương mại, gác lại lệnh trừng phạt; Ukraine bắt tàu chở dầu Nga ở Biển Đen; Triều Tiên có thể đã phóng thử tên lửa "chưa từng thấy"... là những tin tức nổi bật của thế giới 24h qua.

Ukraine bắt tàu chở dầu Nga ở Biển Đen

Tàu chở dâùNika Spirit của Nga. Ảnh: Tass.
Tàu chở dầu Nika Spirit của Nga. Ảnh: Tass

Cơ quan An ninh Quốc gia Ukraine (SBU) ngày 25/7 cho biết, họ đã bắt tàu chở dầu treo cờ Nga Nika Spirit khi con tàu đang vào cảng Izmail ở Biển Đen, phía Nam thành phố Odessa của nước này với cáo buộc liên quan đến sự cố giữa hai nước tại eo biển Kerch hồi tháng 11/2018. SBU cáo buộc tàu dầu Nika Spirit, khi đó tên là Neyma, đã chặn đường tàu Ukraine trong sự cố đó. "Kể từ đó, Neyma đã đổi tên thành Nika Spirit để che giấu sự thật về sự liên quan của nó", thông báo của SBU nêu.

Chính quyền Ukraine đã lục soát con tàu, thu giữ các tài liệu và thẩm vấn thủy thủ đoàn. Hiện chưa rõ điều gì sẽ xảy ra với con tàu và thủy thủ đoàn dù SBU cho biết họ sẽ xin lệnh bắt tàu. Nghị sĩ Nga Vladimir Dzhabarov mô tả việc Ukraine bắt tàu dầu là "hoàn toàn bất hợp pháp" và gây bất lợi cho mối quan hệ giữa hai nước. Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo Ukraine sẽ phải "chịu hậu quả" nếu bắt công dân Nga.

Mỹ và Trung Quốc nối lại đàm phán thương mại, gác lại lệnh trừng phạt

Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (phải) và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tại Bắc Kinh hồi tháng hai. Ảnh: AP.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (phải) và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tại Bắc Kinh hồi tháng Hai. Ảnh: AP.

Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 25/7 cho biết, các nhà đàm phán thương mại cấp cao Trung Quốc và Mỹ sẽ gặp nhau tại Thượng Hải, Trung Quốc trong hai ngày 30 và 31/7 tới để đàm phán thương mại. Phát biểu tại cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong cũng cho biết, các công ty Trung Quốc sẵn sàng mua những sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, đã nhận được lời chào giá từ phía Mỹ và hai bên sẽ sớm ký kết các hợp đồng thương mại.

Về phía Mỹ, trả lời phỏng vấn hãng tin CNBC của Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cũng xác nhận ông và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer sẽ đến Trung Quốc vào đầu tuần tới để tiến hành vòng đối thoại mới với giới chức Trung Quốc, trong 2 ngày 30 - 31/7 tại Thượng Hải, trước khi tiếp tục có thêm các cuộc đối thoại mới ở thủ đô Washington. Tuy nhiên, ông Mnuchin thận trọng khi nói rằng, Mỹ vẫn còn danh sách dài các vấn đề lớn cần giải quyết khi các cuộc đàm phán được nối lại. Ông không kỳ vọng hai bên sẽ giải quyết được tất cả vấn đề, song thực tế việc phái đoàn đàm phán Mỹ - Trung trở lại bàn đàm phán theo chỉ đạo của hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung đã là điều vô cùng quan trọng.

Triều Tiên có thể đã phóng thử tên lửa "chưa từng thấy"

Người dân theo dõi qua màn hình vô tuyến hình ảnh tên lửa Triều Tiên được phóng thử nghiệm, tại nhà ga đường sắt ở Seoul ngày 25/7/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Người dân theo dõi qua màn hình vô tuyến hình ảnh tên lửa Triều Tiên được phóng thử nghiệm, tại nhà ga đường sắt ở Seoul ngày 25/7/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 25/7, một quan chức Hàn Quốc cho biết, 1 trong 2 tên lửa Triều Tiên phóng ra biển sáng cùng ngày đã bay được 690 km và là "một loại tên lửa mới" mà Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) chưa từng thấy trước đây. Trước đó, cùng ngày, JCS xác nhận Triều Tiên bắn 2 tên lửa tầm ngắn từ một địa điểm gần thị trấn ven biển Wonsan về phía Biển Nhật Bản sáng 25/7. Một quả được bắn vào khoảng 5h34 và quả còn lại được bắn vào lúc 5h57 (giờ địa phương) từ phía Bán đảo Hodo.

Theo hãng thông tấn Yonhap, một quan chức JCS dẫn phân tích của Mỹ cho biết, 1 quả tên lửa bay được khoảng 430 km trước khi rơi xuống biển và quả còn lại dường như đã bay xa hơn và cả hai đều đạt độ cao khoảng 50 km. Tuy nhiên, trong một thông báo riêng rẽ sau đó, JCS trích dẫn phân tích của giới chức tình báo Hàn Quốc và Mỹ cho biết, tên lửa thứ 2 mà Triều Tiên phóng đã bay được 690 km và được xem là "loại tên lửa mới".

Tân Thủ tướng Anh chỉ trích các điều khoản trong thỏa thuận Brexit

Chú thích ảnh
Tân Thủ tướng Anh Boris Johnson phát biểu sau khi nhậm chức tại số 10 phố Downing, London ngày 24/7/2019. Ảnh: THX/TTXVN

Tân Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 25/7 nêu rõ các điều khoản trong thỏa thuận Brexit hiện nay là "không thể chấp nhận", đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) suy tính lại việc từ chối đàm phán với Anh về một thỏa thuận mới. Thủ tướng Johnson cho biết, Chính phủ Anh sẽ đặt công tác chuẩn bị Brexit không thỏa thuận là "ưu tiên tối thượng" nếu không đạt được một thỏa thuận mới với EU trước thời hạn chót 31/10 tới.

Tân Thủ tướng Johnson cam kết sẽ đàm phán về một thỏa thuận Brexit mới với EU trong chưa đầy 99 ngày. Tuy nhiên, ông cảnh báo nếu các nhà lãnh đạo EU từ chối - tình huống mà ông cho rằng "ít khả năng xảy ra", Anh sẽ rời EU không thỏa thuận. Tân Thủ tướng Anh nêu rõ: "Chúng ta có một nhiệm vụ quan trọng phía trước. Vào thời điểm then chốt trong lịch sử đất nước, tất cả chúng ta cam kết sẽ rời EU vào ngày 31/10 hoặc sớm hơn". 

Đánh bom liên hoàn tại Afghanistan, hàng chục người thiệt mạng

danh bom lien hoan tai afghanistan lam 60 nguoi thuong vong hinh 1

Quân đội Quốc gia Afghanistan đang canh gác gần khu vực xảy ra vụ nổ liên hoàn tại Kabul ngày 25/7/2019 (Ảnh: Reuters).

Hôm 25/7, thủ đô Kabul của Afghanistan đã bị rung chuyển sau những vụ đánh bom liên hoàn, làm ít nhất 15 người thiệt mạng, gần 50 người bị thương. Theo người phát ngôn Bộ Nội vụ Afghanistan Nasrat Rahimi, trong số những nạn nhân các của vụ đánh bom, có 8 nhân viên của Bộ Dầu khí nước này thiệt mạng và 27 người khác bị thương trong cuộc tấn công đầu tiên, khi một quả bom từ tính được gắn vào chiếc xe buýt chở các nhân viên chính phủ phát nổ. Vài phút sau đó, một kẻ đánh bom liều chết cũng đã tự kích nổ thiết bị được gắn trong người tại khu vực cách hiện trường vụ nổ xe buýt trước đó chỉ vài mét, khiến ít nhất 7 người thiệt mạng và 20 người khác bị thương.

Cùng ngày, có 9 dân thường trong cùng một gia đình đã thiệt mạng và 4 người khác bị thương khi chiếc xe chở những người này đâm vào quả mìn đã được cài bên đường, tại quận Khogiani, tỉnh Nangarhar, miền Đông Afghanistan. Hiện, chưa có nhóm khủng bố nào đứng ra thừa nhận tiến hành các vụ đánh bom nói trên.

Hàn Quốc: Triều Tiên phóng 'loại tên lửa mới' chưa từng thấy trước đây

TIN LIÊN QUAN
  • Ẩn ý của Triều Tiên khi phóng 2 tên lửa tầm ngắn ra biển Nhật Bản

    Ẩn ý của Triều Tiên khi phóng 2 tên lửa tầm ngắn ra biển Nhật Bản

  • Vụ Triều Tiên phóng 2 tên lửa tầm ngắn: Hàn Quốc kêu gọi ngừng các hành động tổn hại

  • Nhật Bản khẳng định Triều Tiên phóng 2 tên lửa tầm ngắn

MỚI NHẤT
  • Airbus, Boeing, Lockheed Martin và Saab chạy đua gói thầu cung cấp 88 máy bay chiến đấu cho Canada

    Airbus, Boeing, Lockheed Martin và Saab chạy đua gói thầu cung cấp 88 máy bay chiến đấu cho Canada

  • Hé lộ thứ vũ khí chiến tranh điện tử Mỹ dùng để bắn máy bay Iran

  • Thổ Nhĩ Kỳ nghiên cứu khả năng mua tiêm kích Su-35 của Nga

Ngày 25/7, một quan chức Hàn Quốc cho biết, 1 trong 2 tên lửa Triều Tiên phóng ra biển sáng cùng ngày đã bay được 690 km và là "một loại tên lửa mới" mà Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) chưa từng thấy trước đây.

Chú thích ảnh
Người dân theo dõi qua màn hình vô tuyến hình ảnh tên lửa Triều Tiên được phóng thử nghiệm, tại nhà ga đường sắt ở Seoul ngày 25/7/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Trước đó, cùng ngày, JCS xác nhận Triều Tiên bắn 2 tên lửa tầm ngắn từ một địa điểm gần thị trấn ven biển Wonsan về phía Biển Nhật Bản sáng 25/7. Một quả được bắn vào khoảng 5h34 và quả còn lại được bắn vào lúc 5h57 (giờ địa phương) từ phía Bán đảo Hodo.

Theo hãng thông tấn Yonhap, một quan chức JCS dẫn phân tích của Mỹ cho biết một quả tên lửa bay được khoảng 430 km trước khi rơi xuống biển và quả còn lại dường như đã bay xa hơn và cả hai đều đạt độ cao khoảng 50 km.

Tuy nhiên, trong một thông báo riêng rẽ sau đó, JCS trích dẫn phân tích của giới chức tình báo Hàn Quốc và Mỹ cho biết, tên lửa thứ 2 mà Triều Tiên phóng đã bay được 690 km và được xem là "loại tên lửa mới".

tin mới

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

(Baonghean.vn) - Cựu Tổng thanh tra Bundeswehr (Quân đội Đức), cựu Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO Harald Kujat cho rằng, không có loại vũ khí thần kỳ nào của phương Tây, kể cả tên lửa hành trình Taurus, có thể ngăn cản Nga đạt được các mục tiêu hoạt động đặc biệt của mình.

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

(Baonghean.vn) - Sau khi nắm quyền kiểm soát Avdeevka, quân đội Nga đang tiến về các khu vực khác của mặt trận. Nếu không có sự giúp đỡ của phương Tây, Lực lượng vũ trang Ukraine không còn gì để bấu víu, còn Washington vẫn “đủng đỉnh” trong việc viện trợ cho Kiev.

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Hungary Viktor Orban cảnh báo sẽ tấn công, "chiếm đóng" Brussels, bởi những thay đổi chính sách của Liên minh châu Âu; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử của đất nước trước sự tác động mạnh mẽ từ các thế lực bên ngoài.

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Việc Ukraine thua Nga sẽ làm tổn hại đến uy tín của Washington với tư cách là bên cung cấp an ninh, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell cảnh báo trong chuyến thăm Mỹ. Ông nói thêm rằng Kiev rất nóng lòng chờ đến cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

(Baonghean.vn) - Nhiều khả năng ông Putin sẽ tiếp tục đứng trên vũ đài chính trị Nga ở cương vị tối cao. Điều này cũng đồng nghĩa với thực tế của quá trình hình thành thế giới đa cực mà ông Putin đã và đang xây dựng. Ở đó không có quân đội Mỹ và “quyền bá chủ” của đồng đô la. 

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

(Baonghean.vn) - Đức có đủ khả năng tài chính để viện trợ cho Kiev, nhưng Berlin không muốn. Giới quan sát lý giải, đó xuất phát từ nỗi sợ sâu xa trước Nga, đặc biệt là ký ức về Hồng quân Liên Xô tiến vào Berlin năm 1945. Hơn nữa, Thủ tướng Đức mong muốn là ‘thủ tướng hòa bình’.