Ukraine có thể mất vài thập kỷ mới gia nhập được Liên minh châu Âu

Theo Quang Dũng (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Tổng thống Pháp cho rằng, Ukraine là thành viên của gia đình châu Âu nhưng việc kết nạp vào EU là một quá trình kéo dài vài năm, thậm chí là vài thập kỷ.

Trong khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen cho biết Ủy ban châu Âu sẽ cho ý kiến về việc Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu ngay trong tháng 06/2022 thì Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lại nhận định tiến trình này sẽ “mất vài năm, thậm chí vài thập kỷ”.

Thông tin trên Twitter cá nhân trong ngày 09/05 sau khi có cuộc đối thoại trực tuyến với Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskyi, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen cho biết, bà đã thảo luận với Tổng thống Ukraine về lộ trình gia nhập Liên minh châu Âu của Ukraine và dự kiến Ủy ban châu Âu sẽ sớm đưa ra ý kiến về đơn xin gia nhập EU của Ukraine ngay trong tháng 06/2022, sau khi nhận được phản hồi từ các nước thành viên.

Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức, Olaf Scholz tại Berlin ngày 9/5. Ảnh: Reuters
Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức, Olaf Scholz tại Berlin ngày 9/5. Ảnh: Reuters

Bà Ursula von der Leyen là một trong những quan chức cấp cao ủng hộ mạnh mẽ nhất việc sớm kết nạp Ukraine làm thành viên EU thông qua cơ chế rút gọn. Tuy nhiên, quan điểm của bà Ursula von der Leyen không nhận được sự tán đồng của tất cả các nước thành viên của khối.

Mặc dù đa số các nước EU đều ủng hộ Ukraine trong xung đột hiện nay với Nga nhưng một số nước cho rằng, nếu Ukraine sớm được kết nạp làm thành viên EU thông qua cơ chế rút gọn thì đó sẽ là sự bất công cho nhiều quốc gia ứng cử viên khác đã nhiều năm xin gia nhập EU, đặc biệt là các nước ở Tây Balkan.

Ngoài ra, có những ý kiến khác cho rằng, Ukraine hiện thiếu quá nhiều điều kiện cần thiết về hệ thống pháp lý, chính sách tiền tệ cũng như sự ổn định kinh tế vĩ mô để có thể gia nhập EU, chưa kể những tác động nghiêm trọng của cuộc chiến hiện nay.

Một trong những lãnh đạo châu Âu tỏ ra thận trọng với việc kết nạp Ukraine làm thành viên EU là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Phát biểu trong ngày 09/05 trước Nghị viện châu Âu, ông Macron cho rằng, Ukraine là thành viên của gia đình châu Âu nhưng việc kết nạp vào EU là một quá trình kéo dài vài năm, thậm chí là vài thập kỷ.

Quan điểm này tiếp tục được ông Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đề cập đến trong cuộc gặp Thượng đỉnh Đức-Pháp chiều tối 9/5 tại Thủ đô Berlin, trong khuôn khổ chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Emmanuel Macron sau khi chính thức nhậm chức Tổng thống Pháp nhiệm kỳ 2 hôm 7/5. Cả Tổng thống Emmanuel Macron lẫn Thủ tướng Olaf Scholz đều cho rằng, châu Âu cần giúp đỡ Ukraine nhưng việc thiết lập tiến trình gia nhập là trách nhiệm của Ủy ban châu Âu và tiến trình này cần phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt.

Hai lãnh đạo Pháp-Đức cũng đã tập trung thảo luận về tình hình hiện nay tại Ukraina và nhất trí cho rằng, châu Âu cần phải làm tất cả để sớm chấm dứt cuộc chiến.

Thủ tướng Đức, Olaf Scholz tuyên bố: “Chúng ta đã trong tình trạng chiến tranh từ nhiều tuần qua và điều quan trọng bây giờ là phải thực hiện các bước đi quyết định để chấm dứt cuộc chiến này. Yêu cầu của chúng tôi rất rõ ràng: cuộc chiến phải chấm dứt, tiếng súng phải im và chúng tôi cũng muốn phía Nga rút quân. Để được thế, đương nhiên điều quan trọng là cần phải đẩy mạnh việc xuống thang, kể cả bằng lời nói. Chúng ta sẽ thấy rõ những gì đang thực sự diễn ra tại Ukraine trong những ngày tới”.

Theo dự kiến, lãnh đạo các nước châu Âu sẽ sớm đưa ra quyết định về gói trừng phạt thứ 6 đối với Nga trong tuần này, sau khi dự thảo trừng phạt đã được trình lên trong tuần trước. Trọng tâm của gói trừng phạt mới sẽ là việc cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga. Tuy nhiên, biện pháp này đang gây ra mâu thuẫn lớn trong nội bộ EU vì một số nước thành viên phụ thuộc lớn vào dầu mỏ của Nga, như Slovakia hay Hungary. Trong ngày hôm nay 10/5, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen sẽ đến Hungary để thảo luận với lãnh đạo nước này về giải pháp chấm dứt từng bước việc nhập khẩu dầu mỏ từ Nga./.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.