Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong nuôi tôm

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Nghệ An có tiềm năng về phát triển nuôi tôm mặn lợ, với diện tích nuôi cả năm trên 2.200 ha, sản lượng tôm nuôi đạt trên 12.000 tấn. Tuy nhiên, vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh những năm gần đây gặp nhiều rủi ro, nhiều người nuôi tôm thua lỗ. Một giải pháp nhằm mang lại hiệu quả cho ngành nuôi tôm là ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số vào quá trình nuôi.

Những rủi ro, bất cập

Nghề nuôi tôm nói riêng, ngành thủy sản nói chung của Nghệ An đã khẳng định được tiềm năng và lợi thế. Lâu nay người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đã đầu tư nuôi thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm đang đối mặt với nhiều thách thức như khả năng kiểm soát dịch bệnh, theo dõi sức khỏe tôm nuôi và truy xuất nguồn gốc sau khi xuất bán ra thị trường.

Người nuôi tôm trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu thua lỗ vì thường xuyên nhiễm dịch bệnh. Ảnh: Xuân Hoàng.
Người nuôi tôm trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu thua lỗ vì thường xuyên nhiễm dịch bệnh. Ảnh: Xuân Hoàng.

Ông Hồ Mậu Thành - chủ đầm tôm ở xóm 2, xã Quỳnh Lương (Quỳnh Lưu) cho hay, mặc dù gia đình đầu tư nuôi tôm theo quy trình VietGAP, mọi công đoạn đầu vào đều thực hiện theo phương pháp thủ công, việc ghi chép sổ sách hàng ngày nhiều khi không cẩn thận, nên việc tôm nuôi không được kiểm soát một cách chặt chẽ, chính xác. Chính vì thế, tôm nuôi thường xuyên nhiễm dịch bệnh, chậm lớn.

Nếu ứng dụng kỹ thuật mới, chuyển đổi số trong nuôi tôm thương phẩm, ít thiệt hại, nuôi đạt và có lời là bà con sẽ mạnh dạn làm theo. Rất mong được hỗ trợ đầu tư ứng dụng công nghệ mới cũng như được tập huấn kỹ thuật để nông dân an tâm nuôi tôm.

Ông Hồ Mậu Thành - chủ đầm tôm ở xóm 2, xã Quỳnh Lương (Quỳnh Lưu)

Là địa phương có diện tích nuôi tôm mặn lợ tập trung trên 50 ha, xã Quỳnh Lương xem tôm nuôi là một trong những mũi nhọn kinh tế, tuy nhiên những năm gần đây tôm nuôi thường xuyên bị nhiễm bệnh, nên hiệu quả mang lại không cao.

Ông Nguyễn Văn Tuệ - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lương cũng cho rằng, mặc dù một số diện tích đã áp dụng quy trình nuôi VietGAP, nhưng chủ yếu vẫn là phương pháp thủ công, nên việc giám sát mọi công đoạn nuôi tôm hàng ngày chưa được chính xác. Do vậy, nếu áp dụng công nghệ và chuyển một cách có hệ thống từ đầu vào đến đầu ra thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, giúp người nuôi tôm yên tâm hơn trong việc kiểm soát dịch bệnh và các công đoạn khác. Tuy nhiên, để người nuôi tôm trên địa bàn xã áp dụng rộng rãi công nghệ và chuyển đổi số trong nuôi tôm thì cần có những mô hình cụ thể, vì phần lớn người dân chưa hiểu biết công nghệ này.

Theo đánh giá của Chi cục Thủy sản, những năm gần đây, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đã từng bước ứng dụng khoa học công nghệ mới: công nghệ sinh học, nuôi nhiều giai đoạn, nuôi tuần hoàn… kết hợp với đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng ở cả vùng nuôi và từng cơ sở nuôi (xây dựng hệ thống nhà kính, lồng nổi có mái che nhằm ổn định nhiệt, hạn chế sự lây lan mầm bệnh và những tác động khác gây ảnh hưởng đến sinh trưởng tôm nuôi,...) đã làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Nuôi tôm trên cát ở xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu. Ảnh: Thu Huyền

Nuôi tôm trên cát ở xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu. Ảnh: Thu Huyền

Tuy nhiên, số diện tích nuôi theo nhiều giai đoạn chưa được nhiều, mà phần lớn diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh nuôi ao ngoài trời theo quy trình 1 giai đoạn. Với hình thức nuôi này, mức đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống điện, nước ban đầu để phục vụ sản xuất theo hình thức này không lớn. Do vậy đáp ứng được đại đa số các cơ sở nuôi hiện nay, yêu cầu chi phí ban đầu thấp hơn mô hình nuôi nhiều giai đoạn, mô hình nuôi bể/lồng nổi và phù hợp với các hộ gia đình tiềm lực kinh tế hạn chế. Song nhược điểm là công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, dễ nhiễm bệnh, có nguy cơ gặp thiên tai như nắng nóng, bão lũ dẫn đến hiệu quả không cao và cơ bản chỉ nuôi 1 vụ chính trong năm.

Ứng dụng chuyển đổi số là tất yếu

Ông Tạ Quang Sáng - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho rằng, trên địa bàn cả nước, nhiều nơi đã ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số trong nuôi tôm, mang lại hiệu quả cao. Trong khi đó, vùng nuôi tôm trên địa bàn Nghệ An chỉ mới có một số mô hình trình diễn dựa trên định hướng phát triển chung của ngành theo hướng tăng hàm lượng tiến bộ KHKT mới, VietGAP, ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất… chứ chưa ứng dụng công nghệ chuyển đổi số.

Nghề nuôi tôm của Nghệ An hiện nay còn nhiều bất cập, gặp nhiều rủi ro nên việc áp dụng công nghệ và ứng dụng chuyển đổi số là giải pháp cần thiết. Ảnh: Xuân Hoàng
Nghề nuôi tôm của Nghệ An hiện nay còn nhiều bất cập, gặp nhiều rủi ro nên việc áp dụng công nghệ và ứng dụng chuyển đổi số là giải pháp cần thiết. Ảnh: Xuân Hoàng

Vì vậy, áp dụng công nghệ và ứng dụng chuyển đổi số là giải pháp cần thiết và phù hợp trong nuôi trồng thủy sản, nhất là khi nghề nuôi tôm chịu nhiều áp lực về biến đổi khí hậu, môi trường, nguồn nước ô nhiễm… như hiện nay. Ứng dụng công nghệ giúp quản lý việc nuôi trồng hiệu quả hơn từ nguồn nước, thức ăn, dịch bệnh, thuận lợi truy xuất nguồn gốc…

“Để chuyển đổi số trong sản xuất nuôi tôm, bà con cần thay đổi ngay từ phương pháp quản lý sản xuất, thay thế việc theo dõi, quản lý ao nuôi từ truyền thống sang sử dụng những phần mềm quản lý sản xuất trên cơ sở số hóa. Từ đó người nuôi có thể dễ dàng quản lý thức ăn, quản lý hóa chất cũng như quá trình nuôi, tất cả được lưu trữ trên ứng dụng phần mềm thông qua máy tính, hoặc điện thoại. Vì vậy, việc chuyển đổi ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong nuôi trồng thủy sản là cần thiết trong thời gian tới”, ông Tạ Quang Sáng nhấn mạnh.

Áp dụng nuôi tôm công nghệ bể nổi ở Diễn Châu. Ảnh: Mai Giang

Áp dụng nuôi tôm công nghệ bể nổi ở Diễn Châu. Ảnh: Mai Giang

Với tiềm năng lớn ngành nuôi tôm của tỉnh, Nghệ An đặt mục tiêu phát triển nghề nuôi tôm trở thành ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa lớn tạo ra sản phẩm nông nghiệp chủ lực một cách bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Nghệ An; mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân/tổ chức liên quan, nhằm nhằm đảm bảo an ninh xã hội… Từ đó góp phần thực hiện thắng lợi Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025. Theo đó, đến năm 2025, diện tích nuôi tôm cả năm của Nghệ An đạt 2.200 ha, sản lượng tôm nuôi 12.500 tấn/năm.

Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức tọa đàm phát triển các mô hình ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi trồng thủy sản, với sự tham gia của gần 100 nông dân đại diện cho một số hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân nuôi trồng thủy sản quy mô lớn trên địa bàn tỉnh.

tin mới

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.