Ứng viên Đại sứ Mỹ tại Nga, ông là ai?

Đại sứ mới của Mỹ tại Nga được cho là sự lựa chọn an toàn cho Tổng thống nhưng ông còn phải vượt qua bài kiểm tra độ trung thành với ông Trump.

Quan chức Mỹ cho biết ông Jon Huntsman, cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc dưới thời Tổng thống Barack Obama, cựu Thống đốc bang Utah, đã chấp nhận đề cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump trở thành tân Đại sứ Mỹ tại Nga.

ung vien dai su my tai nga la ai hinh 1
Ông Jon Huntsman được Tổng thống Trump đề cử làm Đại sứ Mỹ tại Nga. Ảnh: EPA.

Ông Huntsman từng ra tranh cử Tổng thống năm 2012 và cũng có lúc đã nằm trong danh sách ứng cử viên Ngoại trưởng Mỹ của Tổng thống Donald Trump.

Eli Lake, bình luận viên của Bloomberg, cho rằng, về bề nổi thì ông Jon Huntsman là sự lựa chọn an toàn cho ông Donald Trump bởi cựu Thống đốc bang Utah này từng đảm nhiệm vai trò Đại sứ Mỹ tại Singapore dưới thời Tổng thống George W. H. Bush và Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc dưới thời Tổng thống Barack Obama.

Và trong một thời đại mà tính lưỡng đảng ở Mỹ được đề cao như hiện nay, ông Huntsman khẳng định được uy tín của mình với tư cách là một người trung lập và nhận được sự ủng hộ của cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ.

Là người đại diện của chính quyền Trump tại Moscow, ông Huntsman mang theo trọng trách hiện thực hóa hy vọng của tân Tổng thống về cải thiện mối quan hệ với Nga.

Tuy nhiên, nhà phân tích Eli Lake cho rằng ông Huntsman sẽ còn phải vượt qua bài kiểm tra độ trung thành với Tổng thống Trump.

Quan hệ thăng trầm từ lâu

Cựu thống đốc bang Utah tỏ ra khá chậm trễ trong việc công khai sự ủng hộ đối với bất cứ ứng cử viên nào đại diện đảng Cộng hòa tranh cử Tổng thống năm 2016.

Cuối cùng thì ông Huntsman cũng ủng hộ ông Trump khi sự ủng hộ dành cho ứng cử viên này đã quá rõ rệt.

Nhưng sau đó chính ông Huntsman lại kêu gọi ông Trump rút lui khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng hồi tháng 10/2016 sau khi một đoạn ghi âm những lời lẽ không hay của ông Trump về phái nữ bị đào xới lại và phát tán rộng rãi.

Cùng là tỷ phú nhưng trái ngược quan điểm trong kinh doanh

Tập đoàn Huntsman của gia đình ông có nhà máy hóa chất ở khắp nơi trên thế giới và đã chuyển rất nhiều việc làm đến những nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo Bloomberg Businessweek ước tính, trong năm 2011, hơn 1.000 trong số 12.000 lao động của Tập đoàn Huntsman là ở Trung Quốc. Và trong xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của các công ty hóa chất hoạt động tại Trung Quốc, doanh thu của Tập đoàn Huntsman trong giai đoạn 2009 – 2010, khi ông còn là Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh, đã tăng 57% (theo Businessweek).

Trong khi đó, cam kết chính của ông Trump trong chiến dịch tranh cử vừa qua là đưa việc làm của các công ty Mỹ ở nước ngoài trở về nước. Ông Trump đã đề xuất mức thuế lên tới 35% đối với các công ty Mỹ đưa việc làm ra nước ngoài, nghĩa là không loại trừ công việc kinh doanh của gia đình Huntsman.

Dù như thế nào, cũng như nhiều tỷ phú khác trong bộ máy chính quyền của Tổng thống Donald Trump, ông Huntsman sẽ phải từ bỏ việc kinh doanh để đảm bảo yêu cầu không xung đột lợi ích nếu được bổ nhiệm.

Khác biệt cả về quan điểm ngoại giao

Về ngoại giao, ông Huntsman, dù trong thời gian giữ chức Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc hay trước và sau đó, đều đóng góp cho việc tăng cường quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh, ủng hộ quan hệ thương mại bình thường lâu dài giữa 2 bên.

Trong khi đó, ông Trump là người chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ nhất, đặc biệt trong vấn đề thương mại, cáo buộc Bắc Kinh “nẫng tay trên” nhiều việc làm của người dân Mỹ và thao túng thị trường tiền tệ.

Ông Trump cũng từng chỉ trích ông Huntsman trên cương vị Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc. Trong loạt dòng Tweet năm 2011 – 2012, ông Trump, khi đó vẫn còn là một doanh nhân, đã gọi ông Huntsman là “nhẹ dạ” và “yếu đuối”, cho rằng Trung Quốc đã “bắt nạt” được nước Mỹ trong nhiệm kỳ vị Đại sứ này.

Quan chức chính quyền Mỹ cho biết ông Huntsman và ông Trump đã cố gắng chôn vùi những khác biệt của họ trong quá trình chuyển giao quyền lực vừa qua.

Với việc bổ nhiệm ông Huntsman làm Đại sứ Mỹ tại Nga, một vị trí quan trọng trong chiến lược ngoại giao của mình, dường như Tổng thống Trump đang trao cho cựu Thống đốc bang Utah này cơ hội để trở thành một trong những thân tín của ông.

Theo VOV

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.