Ước mơ của trẻ em làng chài ven sông Lam

(Baonghean.vn) - Dẫu đã có những đổi thay, nhưng cuộc sống người dân các làng chài ven sông Lam vẫn còn nhiều khó khăn. Ước mơ của những em nhỏ làng chài về chỗ ở, học hành, sự vui chơi... vẫn còn bao trăn trở.
Dọc sông sông Lam từ thượng nguồn đến hạ lưu vẫn còn nhiều hộ dân của những làng chài sống trên thuyền và mưu sinh bằng nghề sông nước. Những năm qua, nhờ sự quan tâm của chính quyền các cấp, sự nỗ lực vươn lên của người dân, cuộc sống của bà con các làng chài đã có nhiều thay đổi, nhiều hộ đã được di chuyển đến vùng tái định cư, nhiều hộ dân đã lên bờ, xây dựng được nhà cửa... Tuy nhiên không ít gia đình vẫn còn phải sống chật vật, lênh đênh trên những con thuyền. Trong ảnh: Làng chài ven sông Lam thuộc xóm Giang Tiên, xã Thanh Giang (Thanh Chương). Ảnh: Huy Thư
Dọc sông sông Lam từ thượng nguồn đến hạ lưu vẫn còn nhiều hộ dân của những làng chài sống trên thuyền và mưu sinh bằng nghề sông nước. Những năm qua, nhờ sự quan tâm của chính quyền các cấp, sự nỗ lực vươn lên của người dân, cuộc sống của bà con các làng chài đã có nhiều thay đổi, nhiều hộ đã được di chuyển đến vùng tái định cư, nhiều hộ dân đã lên bờ, xây dựng được nhà cửa... Tuy nhiên không ít gia đình vẫn còn phải sống chật vật, lênh đênh trên những con thuyền. Trong ảnh: Làng chài ven sông Lam thuộc xóm Giang Tiên, xã Thanh Giang (Thanh Chương). Ảnh: Huy Thư
Sinh ra và lớn lên ở các làng chài, đặc biệt là những hộ dân còn phải sinh sống trên các con thuyền, trẻ em chịu khá nhiều thiệt thòi. Dường như các em nhỏ ở đây đều phải làm quen sớm với sông nước, tầm 3 - 4 tuổi đã biết lội sông, tập bơi... Ảnh: Huy Thư
Sinh ra và lớn lên ở các làng chài, đặc biệt là những hộ dân còn phải sinh sống trên các con thuyền, trẻ em chịu khá nhiều thiệt thòi. Dường như các em nhỏ ở đây đều phải làm quen sớm với sông nước, tầm 3 - 4 tuổi đã biết lội sông, tập bơi... Ảnh: Huy Thư
Hàng ngày, bố mẹ đi đánh cá, bắt hến, nếu có người thân thì các em nhỏ được gửi lại cho gia đình trông nom, còn không bố mẹ phải mang theo con nhỏ, vừa làm việc, vừa trông con. Trong ảnh: Chị Vi Thị Dựa (28 tuổi) ở xã Thanh Giang (Thanh Chương) đang đãi hến bên sông cùng con nhỏ hơn 3 tuổi. Ảnh: Huy Thư
Hàng ngày, bố mẹ đi đánh cá, bắt hến, nếu có người thân thì các em nhỏ được gửi lại cho gia đình trông nom, còn không bố mẹ phải mang theo con nhỏ, vừa làm việc, vừa trông con. Trong ảnh: Chị Vi Thị Dựa (28 tuổi) ở xã Thanh Giang (Thanh Chương) đang đãi hến bên sông cùng con nhỏ hơn 3 tuổi. Ảnh: Huy Thư
Thời gian qua, nhiều hộ dân làng chài đã làm được nhà ở trên bờ, nhưng vẫn sống bằng nghề chài lưới trên sông. Những con thuyền cũ vốn là mái nhà lâu năm của họ vẫn neo đậu ven sông để nghỉ ngơi, tá túc mỗi khi đi làm về và là một trong những nơi vui chơi thân thiết của trẻ nhỏ xóm chài. Ảnh: Huy Thư
Thời gian qua, nhiều hộ dân làng chài đã làm được nhà ở trên bờ, nhưng vẫn sống bằng nghề chài lưới trên sông. Những con thuyền cũ vốn là mái nhà lâu năm của họ vẫn neo đậu ven sông để nghỉ ngơi, tá túc mỗi khi đi làm về và là một trong những nơi vui chơi thân thiết của trẻ nhỏ xóm chài. Ảnh: Huy Thư
Không gian sinh hoạt của người dân làng chài, đặc biệt là các hộ dân sinh sống trong những con thuyền lênh đênh trên sông Lam khá chật hẹp, tù túng, chỉ giới hạn trong diện tích tầm 10 - 15 m2. Trẻ em sống trên các con thuyền này thường chỉ quanh quẩn trong những manh chiếu giữa thuyền, sông nước bao quanh, nguy cơ đuối nước rình rập. Ảnh: Huy Thư
Không gian sinh hoạt của người dân làng chài, đặc biệt là các hộ dân sinh sống trong những con thuyền lênh đênh trên sông Lam khá chật hẹp, tù túng, chỉ giới hạn trong diện tích tầm 10 - 15 m2. Trẻ em sống trên các con thuyền này thường chỉ quanh quẩn trong những manh chiếu giữa thuyền, sông nước bao quanh, nguy cơ đuối nước rình rập. Ảnh: Huy Thư
Bà Lê Thị Thảo (62 tuổi) ở xã Thanh Giang (Thanh Chương) chia sẻ: Gia đình bà đã có mấy đời sống lênh đênh trên thuyền. Cuộc sống đổi thay, nhiều gia đình đã lên bờ an cư lạc nghiệp, nhưng nhà bà vẫn phải sống trên con thuyền chật hẹp này. Hàng chục năm qua, bà từng nuôi con, nay lại tiếp tục nuôi cháu trên những chiếc võng cột hai đầu mái thuyền. Ảnh: Huy Thư
Bà Lê Thị Thảo (62 tuổi) ở xã Thanh Giang (Thanh Chương) chia sẻ: Gia đình bà đã có mấy đời sống lênh đênh trên thuyền. Cuộc sống đổi thay, nhiều gia đình đã lên bờ an cư lạc nghiệp, nhưng nhà bà vẫn phải sống trên con thuyền chật hẹp này. Hàng chục năm qua, bà từng nuôi con, nay lại tiếp tục nuôi cháu trên những chiếc võng cột hai đầu mái thuyền. Ảnh: Huy Thư
Lâu nay, trẻ em các xóm chài ven sông Lam thường đi học khá vất vả, đi lại khó khăn. Những hộ dân còn sống trên thuyền gắn với sông nước nếu không gửi được con cho người thân, cho các gia đình trên bờ ở gần trường thì hàng ngày, đường đến trường của các con phải qua nhiều chặng, tiềm ẩn không ít rủi ro. Ảnh: Huy Thư
Lâu nay, trẻ em các xóm chài ven sông Lam thường đi học khá vất vả, đi lại khó khăn. Những hộ dân còn sống trên thuyền gắn với sông nước nếu không gửi được con cho người thân, cho các gia đình trên bờ ở gần trường thì hàng ngày, đường đến trường của các con phải qua nhiều chặng, tiềm ẩn không ít rủi ro. Ảnh: Huy Thư
Niềm vui của trẻ em những làng chài ven sông Lam trong ngày Tết Thiếu nhi nhiều khi chỉ là những thứ quà bánh, trái cây quen thuộc do bà, mẹ đi chợ mua về hay người thân cho tặng. Các em sẽ tự tay cắt, gọt hoa quả, chia cho nhau, cùng ăn trong sự háo hức, thích thú. Ảnh: Huy Thư
Niềm vui của trẻ em những làng chài ven sông Lam trong ngày Tết Thiếu nhi nhiều khi chỉ là những thứ quà bánh, trái cây quen thuộc do bà, mẹ đi chợ mua về hay người thân cho tặng. Các em sẽ tự tay cắt, gọt hoa quả, chia cho nhau, cùng ăn trong sự háo hức, thích thú. Ảnh: Huy Thư
Ước mơ về một cuộc sống yên ấm với những mái nhà vui, con đường đến trường không còn gập ghềnh, trắc trở... để được tung cánh bay cao, bay xa như những cánh diều vẫn còn là sự trăn trở của nhiều trẻ em và người dân các làng chài ven sông Lam. Ảnh: Huy Thư
Ước mơ về một cuộc sống yên ấm với những mái nhà vui, con đường đến trường không còn gập ghềnh, trắc trở... để được tung cánh bay cao, bay xa như những cánh diều vẫn còn là sự trăn trở của nhiều trẻ em và người dân các làng chài ven sông Lam. Ảnh: Huy Thư

Trẻ em làng chài xã Thanh Giang (Thanh Chương). Video: Huy Thư

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.