Văn hóa 'Không làm phiền' của Nhật Bản

Bài viết của ông Lê Doãn Hợp - Nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam về nếp sống văn hóa của nhân dân Nhật Bản.

"Tôi nhớ một lần cả đoàn chúng tôi vào quán ăn ở Tokyo, mọi người quen gọi món ăn như ở Việt Nam là cứ gọi nhiều món, thỏa mãn sở thích của từng người. Nhưng nhà hàng Nhật Bản lại xử sự khác với Việt Nam.

Họ nhẹ hàng tư vấn cho chúng tôi chỉ nên chọn 4 đến 5 món có thương hiệu của nhà hàng và họ lưu ý ăn như thế là đủ clo cho con người sống và làm việc từ trưa đến tối. Gọi ít hơn thì thiếu dinh dưỡng, gọi nhiều hơn là mất tiền, lãng phí và nếu ăn hết sẽ có hại cho sức khỏe. Trong khi các nhà hàng ở Việt Nam luôn tìm mọi cách “gạ” khách mua hàng cho mình càng nhiều càng tốt.

Người Nhật rất chú ý trong việc gọi món khi đến nhà hàng để tránh dư thừa, lãng phí. (Ảnh: BI).
Người Nhật rất chú ý trong việc gọi món khi đến nhà hàng để tránh dư thừa, lãng phí. (Ảnh: BI).

Một buổi chiều sau giờ làm việc, chúng tôi vào công viên thư giãn. Khi xuống xe có mưa nhẹ, nên mọi người cầm ô để che. Một lúc sau, trời tạnh mưa, chúng tôi bỏ ô lên ghế đá để chụp ảnh. Xong việc về đến khách sạn mới biết quên ô, nhưng không ai trở lại tìm, vì cứ nghĩ như ở Việt Nam đã quên là mất.

Ngày hôm sau, chúng tôi đi qua công viên, nhìn vào vẫn thấy ô còn nguyên ở ghế đá. Chúng tôi vào lấy lại và khoe với lái xe hôm qua chúng tôi quên ô hôm nay vẫn còn. Chú lái xe nói: Ở Nhật mọi thứ không phải của mình thì không ai lấy, để người quên có cơ hội tìm lại tài sản của mình, nếu tài sản quý thì nhặt đưa vào đồn cảnh sát để tìm mọi cách trả lại cho chủ nhân.

Trong một buổi làm việc với ngài Bộ trưởng đồng cấp của Nhật Bản, tôi mạnh dạn trao đổi: Ở Việt Nam tôi tạm định nghĩa 3 giá trị văn hóa liên quan đến văn hóa ứng xử, văn hóa trí tuệ và văn hóa vật chất là: Một người có văn hóa là một người xuất hiện ở đâu cũng làm cho người khác dễ chịu (văn hóa ứng xử). Một người có văn hóa là một người mới gặp thì ngại, nói chuyện thì khoái và chia tay mong ngày gặp lại (văn hóa trí tuệ). Một người có văn hóa là một người luôn luôn hưởng thụ bằng lao động chính đáng của mình (văn hóa vật chất).

Trẻ em Nhật Bản từ nhỏ đã được học về đức tính trung thực và không làm phiền người khác. (ảnh: Japan Times).
Trẻ em Nhật Bản từ nhỏ đã được học về đức tính trung thực và không làm phiền người khác. (ảnh: Japan Times).

Tôi mạnh dạn đặt vấn đề với ngài Bộ trưởng Nhật Bản: Tôi rất ngưỡng mộ nền văn hóa Nhật Bản, nếu khái quát Ngài có thể cho tôi mấy từ để tôi dễ nhớ, dễ làm. Ngài Bộ trưởng Nhật Bản suy nghĩ và trả lời: Nếu khái quát thành mấy từ như Ngài vừa nói, thì tôi tạm rút gọn nền văn hóa của Nhật Bản là: Không làm phiền người khác. Đó là một khái niệm ngắn gọn, có giá trị thực tiễn mà các thế hệ Việt Nam nên suy ngẫm cho mình và cho mọi người sống quanh mình.

Khi sắp tạm biệt đất nước mặt trời mọc, chúng tôi tổ chức liên hoan. Rất nhiều người thân của anh em trong đoàn đang sinh sống, công tác và học tập ở Nhật Bản đến chung vui với đoàn. Liên hoan đương nhiên là có bia rượu. Nhưng tất cả người Việt Nam tự lái xe đến dự đều từ chối không uống bia, rượu, dù anh em lâu ngày gặp nhau mời gọi rất da diết.

Mọi người đều thưa rằng: Ở Nhật Bản nếu uống bia rượu mà lái xe, cảnh sát phát hiện lần đầu sẽ thu bằng lái xe 6 tháng; có tiến bộ mới xem xét cấp lại. Vi phạm lần 2 thì thu bằng vĩnh viễn. Tôi nhận ra rằng cũng là người Việt Nam nhưng ở đâu luật lệ nghiêm minh, thì con người lập tức có nếp sống văn hóa tương ứng với tính tự giác rất cao. Như vậy, văn hóa không chỉ phụ thuộc vào từng con người mà còn lệ thuộc vào luật lệ và kỷ cương phép nước. Môi trường tốt sẽ tạo ra con người tốt. Đó là điều Việt Nam cần suy ngẫm và hành động".

Theo Dantri

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.