Tôn giáo - Tín ngưỡng

Văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7 cho người thân đã mất

Hùng Cường 17/08/2024 06:30

Văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7 cho người thân đã mất như thế nào? Xem bài văn văn khấn đốt vàng mã cho người mất chuẩn nhất.

Văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7 cho người thân đã mất

Hóa vàng mã cho người đã mất lâu năm thường được các gia đình thực hiện vào ngày giỗ của người mất hay các lễ cúng tổ tiên, gia tiên, cúng rằm tháng 7. Sau đây, xin chia sẻ đến các bạn bài cúng đốt vàng mã cho người mất chuẩn nhất. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!

Văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7 cho người thân đã mất
Văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7 cho người thân đã mất

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần, Thần Vũ Lâm sứ giả.

Hôm nay là ngày...

Tín chủ con là...

Ngụ tại số nhà...

Nay nhân tiết (nhân ngày gì thì đổi lại)... âm dương cách trở, ngày tháng vắng tăm. Lòng con cháu tưởng nhớ khôn nguôi, đã sắm sang quần áo, dụng cụ, tiện nghi khác chi lúc sống, nhưng xin theo lối đường âm, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Xin được kính dâng Hương linh gia tiên chúng con là:

1. Hương linh...

Mộ phần táng tại...

Đồ mã gồm...

2. Hương linh...

Mộ phần táng tại...

Đồ mã gồm...

Mọi thứ được kê tên rành rõ trong giấy vong nhận không lo ngại quỷ, chứng kiến chúng con trình lên trên xét, hội trí nhờ Đức Vũ Lâm. Kính ngài cho phép vong linh được nhận.

Cẩn cáo!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Hóa vàng ngày rằm tháng 7 vào lúc nào?

Mọi việc nên làm trước 11h30 trưa ngày 15/7 Âm lịch hoặc chọn giờ và ngày cúng hợp với tuổi của gia chủ. Theo quan niệm dân gian, tuyệt đối không cúng và hóa vàng sau ngày 15/7 Âm lịch vì khi đó cửa địa phủ đã đóng lại, cúng lễ cũng vô ích.

Hãy ghi rõ họ tên của người đã khuất trên vật dụng vàng mã đang đốt. Lưu ý, bạn không được sử dụng từ "chết", thay vào đó sử dụng từ "đại nạn" vào năm nào họ qua đời. Điều này mang ý nghĩa tôn trọng và không mạo phạm đến người đã khuất.

Khi đốt vàng mã cúng rằm tháng 7, hãy làm điều này một cách chậm rãi và từ tốn, vừa đốt vừa kêu tên của người đã khuất.

Không gom tất cả lễ vật vàng mã vào lửa và đốt nhanh một lần cho xong. Điều này được cho là hấp tấp, không thành tâm, mạo phạm đến thần linh và ông bà tổ tiên.

Khi đốt vàng mã, không dùng cây nhấn vào tiền đang đốt, để tránh làm cho phần tro bị nát hết.

Ngoài ra, gia chủ cũng cần tránh dùng nước dội thẳng vào lửa khi lửa chưa tàn hết.

Rằm tháng 7, cẩn thận hoả hoạn do đốt vàng mã

Rằm tháng 7, lễ Vu lan báo hiếu, người dân có xu hướng làm lễ lớn, đốt nhiều mã vàng để tỏ lòng thành, tưởng nhớ và tri ân tổ tiên, người đã khuất. Tuy nhiên, bên cạnh văn hoá tín ngưỡng, cần cẩn trọng hoả hoạn.

Gần 100 chiến sĩ PCCC được huy động dập đám cháy lớn gần bến xe Miền Đông | VTV.VN

Để phòng tránh cháy nổ trong quá trình cúng rằm tháng 7 và đốt vàng mã, gia chủ và người nhà cần chú ý các công việc sau:

Quá trình thắp hương, người dân cần trông coi bàn thờ, để cách xa bát hương với các vật dụng dễ cháy trên bàn thờ.

Không nên đi ra khỏi nhà khi hương trên ban thờ chưa tắt.

Khi đốt vàng mã phải chọn khu vực kín gió hoặc sử dụng các vật dụng che chắn tránh gió cuốn tàn lửa sang các khu vực xung quanh

Không đốt vàng mã ở những nơi cấm, nơi có vật liệu dễ cháy.

Người dân cần đốt vàng mã trong các dụng cụ làm bằng vật liệu không cháy như: kim loại, sành sứ... có nắp đậy kín để tránh tàn lửa bay ra xung quanh.

Khi đốt vàng mã phải có người trông coi đến khi không còn tàn lửa; để nguội hẳn mới đổ tro.

Chủ động tự trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy như bình chữa cháy, thang dây, dụng cụ phá dỡ, mặt nạ lọc độc...

Mới nhất

x
Văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7 cho người thân đã mất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO