Vẻ đẹp riêng có của những cọn nước ở vùng cao Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ở miền Tây xứ Nghệ, bên những dòng sông xanh biếc uốn lượn trải dài theo các cánh đồng màu mỡ là những chiếc cọn nước làm nên nét đặc trưng của vùng đất non cao này.

bna_cọn nước vùng cao (22).jpg
Cọn nước có từ lâu đời ở Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương, Con Cuông... gắn liền với phương thức canh tác truyền thống của người vùng cao Nghệ An. Ở những nơi sông, suối có dòng chảy thấp so với ruộng canh tác, thay vì ngăn sông, đắp đập, người dân địa phương làm ra cọn nước và mượn sức nước để tưới tiêu cho đồng ruộng. Ảnh: Đình Tuyên
bna_cọn nước vùng cao (6).JPG
Cọn nước được làm hoàn toàn thủ công, tận dụng những vật liệu có sẵn từ tự nhiên, đã trở thành nét đặc trưng riêng có của người dân vùng cao. Tùy thuộc vào kích thước cọn nước để xác định độ dài tương ứng và số lượng của các nan cọn. Nan cọn được nối với trục quay thành khung vững chắc bằng cách đục lỗ khéo léo trên thân trục tương ứng với số nan sao cho vừa khít, sau đó, cố định bằng những sợi dây mây, dây rừng dẻo dai. Ảnh: Đình Tuyên
bna_cọn nước vùng cao (10).JPG
Quanh vành khung cọn được đặt các cánh quạt đan từ phên tre để cản nước, tạo lực đẩy guồng quay. Ảnh: Đình Tuyên
bna_cọn nước vùng cao (9).JPG
Ông Sầm Văn Thành ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu cho biết: "Hằng năm cứ đến đầu vụ đông xuân (khoảng tháng 12 âm lịch) người dân lại sửa hay làm lại cọn nước để chuẩn bị phục vụ tưới tiêu cho vụ mới. Để hoàn thành 1 chiếc cọn nước người dân phải làm liên tục trong vòng 2 tuần và thường những nhà có ruộng gần nhau thì làm chung 1 cọn nước. Nhiều cọn nước được dựng ở gần nhau, cái nọ nối tiếp cái kia tạo thành một cụm". Ảnh: Đình Tuyên
bna_mua vang (16).JPG
Những chiếc cọn nước phục vụ nước tưới cho các cánh đồng ruộng, góp phần đem lại mùa vụ tốt tươi. Ảnh: Đình Tuyên
bna_cọn nước vùng cao (20).JPG
Niềm vui được mùa của người nông dân bên cọn nước. Ảnh: Đình Tuyên
bna_cọn nước vùng cao (13).JPG
Ở xã Yên Hòa (Tương Dương), nét đặc trưng nơi đây chính là hệ thống gần 50 cọn nước nằm dọc khe Chà Hạ. Ngoài việc lấy nước tưới tiêu cho ruộng đồng thì hệ thống cọn nước dày đặc nơi đây đã tạo nên cảnh quan sinh động và hấp dẫn, thể hiện sự sáng tạo trong lao động, sản xuất mang đậm bản sắc vùng cao. Ảnh: Đình Tuyên
bna_cọn nước vùng cao (14).JPG
Bên những cọn nước, người dân địa phương quăng chài đánh cá. Hình ảnh giản dị gợi lên nhịp sống yên bình vùng non cao. Ảnh: Đình Tuyên
bna_cọn nước vùng cao (17).JPG
Những cô gái dân tộc Thái vui đùa bên cọn nước. Ảnh: Đình Tuyên
bna_binh chuan, con cuong (18).jpg
Những chiếc cọn nước gắn liền với đời sống của nhiều thế hệ người dân vùng cao, chứa đựng biết bao tâm huyết và trí tuệ của đồng bào dân tộc. Chính vì thế, bảo tồn những vòng quay của cọn nước là góp phần lưu giữ bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc miền núi xứ Nghệ. Ảnh: Đình Tuyên
Clip: Đình Tuyên

tin mới

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.