Vẽ lại bản đồ vùng Bờ Tây: Israel 'thừa thắng xông lên'

(Baonghean)- Kế hoạch Hòa bình Trung Đông được ví von là “Thỏa thuận thế kỷ” do chính quyền Mỹ công bố cuối tháng trước dù vấp phải nhiều ý kiến phản đối nhưng với Israel, đây là một “tấm thẻ xanh” giúp nước này thực hiện những kế hoạch ấp ủ về việc sáp nhập các vùng lãnh thổ chiếm đóng.

Tạo sự đã rồi

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thông báo kế hoạch “vẽ lại bản đồ vùng Bờ Tây” trong một cuộc vận động tranh cử ở khu định cư Maale Adumim. Chủ đề này rõ ràng đã giúp vị chính trị gia 70 tuổi “đánh lạc hướng” cử tri trong bối cảnh ông đang gặp rắc rối vì bị truy tố với các cáo buộc tham nhũng. Israel sẽ tổ chức bầu cử lại vào ngày 2/3 và ông Netanyahu đang hy vọng tái đắc cử, làm thủ tướng nhiệm kỳ thứ 5 sau khi không giành đủ số phiếu cần thiết để thành lập chính phủ độc lập trong các cuộc bầu cử trước đó.

Với ông Netanyahu, chủ đề lãnh thổ luôn là “lá bài chính trị” để ông thu hút phiếu bầu trong các cuộc bầu cử. Và lần này, lợi thế lại đến với ông khi cách đây 2 tuần Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố Kế hoạch hòa bình Trung Đông - một thỏa thuận được cho là đem lại cho Israel nhiều thứ mà họ muốn từ lâu, bao gồm sự công nhận của Mỹ đối với các khu định cư và chủ quyền của Israel đối với thung lũng Jordan.

Thủ tướng Israel Netanyahu giới thiệu bản đồ khu Bờ Tây. Ảnh: AFP
Thủ tướng Israel Netanyahu giới thiệu bản đồ khu Bờ Tây. Ảnh: AFP

Ngay sau khi Mỹ đưa ra bản Kế hoạch hòa bình Trung Đông, nhiều nhà quan sát nhận định bản kế hoạch sẽ chẳng bao giờ thành hiện thực, hòa bình sẽ chẳng đến với Israel và Palestine. Nhận định đó đúng nhưng chỉ ở vế thứ hai. Bởi lẽ khi mà bản kế hoạch này bị Palestine và nhiều quốc gia Arab cũng như thế giới lên tiếng phản đối gay gắt thì Israel nhanh chóng chớp thời cơ và lên kế hoạch hiện thực hóa nó. Thủ tướng Netanyahu tuyên bố sẽ nhanh chóng làm theo đề xuất của Mỹ, cụ thể là sáp nhập các khu định cư Israel ở Bờ Tây và thung lũng Jordan, vùng đất mà Israel duy trì chiếm đóng quân sự kể từ cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967.

Bờ Tây hiện bao gồm Đông Jerusalem, một phần tư về phía Tây Bắc của Biển Chết. Cộng đồng quốc tế vốn xem các khu định cư của Israel ở Bờ Tây, bao gồm Đông Jerusalem, là bất hợp pháp theo luật quốc tế. Như vậy là từ việc “bật đèn xanh” để Israel xây dựng các khu định cư ở Bờ Tây, giờ đây Mỹ còn tạo chiếc ô bảo trợ để Israel sáp nhập các khu định cư vào vùng lãnh thổ của mình.

Nếu kế hoạch này được triển khai, cơ hội cho người Palestine có một nhà nước riêng, độc lập theo đúng nguyện vọng sẽ bị “dập tắt” hoàn toàn hay nói cách khác những gì Palestine mất đi sẽ vĩnh viễn mất đi. Theo như tuyên bố của Liên minh Nghị viện Arab ngày 8/2 thì  “thỏa thuận thế kỷ” của Mỹ sẽ chỉ làm leo thang nguy hiểm đe dọa đến an ninh của khu vực và làm mất cơ hội hòa bình.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong lễ công bố “Kế hoạch Hòa bình Trung Đông” tại Nhà Trắng hôm 28/1. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Israel Netanyahu (phải) có mặt tại buổi lễ tuyên bố Kế hoạch hòa bình Trung Đông của Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Reuters

Người thắng quyết định cuộc chơi

Cho đến thời điểm này phải khẳng định rằng, ván cờ mang tên “hòa bình Trung Đông” luôn mang lại chiến thắng cho Israel nhờ sự “chống lưng của Mỹ. Kể từ năm 1967 sau khi Israel chiếm đóng trái phép các vùng đất của người Palestine, Tel Aviv chưa từng bị mất đất mà chỉ mở rộng lãnh thổ. Trong khi người Palestine vẫn luôn đấu tranh trong vô vọng cho việc xây dựng một nhà nước độc lập, thoát khỏi ách chiếm đóng của Israel. 

Sau nhiều thập niên, Israel giờ đã trở thành một quốc gia phương Tây thịnh vượng, hiện đại, trong khi người Palestine vẫn sa lầy trong nghèo đói. Mỗi năm trôi qua, thu nhập và mức sống của người Israel tăng lên, còn người Palestine tiếp tục cảm thấy họ không có tương lai hay hy vọng. Thập kỷ vừa qua là an toàn và thịnh vượng nhất trong lịch sử Israel. Sau nhiều thập kỷ đối phó với các cuộc chiến lẻ tẻ và cố thủ các khu định cư, giờ đây Israel dường như đang có quyền ngăn chặn một nhà nước Palestine ra đời, trong khi các tổ chức của Palestine không còn cơ hội đe dọa sự tồn tại của Israel.

Cờ Israel ở Jerusalem (ảnh phải); Bản đồ Israel hiện nay. Ảnh: Reuters - BBC
Cờ Israel ở Jerusalem (ảnh phải); Bản đồ Israel hiện nay. Ảnh: Reuters - BBC

Sự bảo vệ đối với Palestine là tiếng nói và sự công nhận của cộng đồng quốc tế. Cho tới nay, các nghị quyết liên quan của Liên hợp quốc đều hướng tới giải pháp công bằng, toàn diện và bền vững cho cuộc xung đột dai dẳng Israel/Palestine trên cơ sở nguyên tắc hai nhà nước cùng tồn tại hòa bình, theo đó Israel phải rút khỏi vùng lãnh thổ đã chiếm đóng trái phép, Palestine thành lập một nhà nước độc lập theo đường biên giới trước năm 1967 với Đông Jerusalem là thủ đô. Tuy nhiên, nước Mỹ với những quyết định đơn phương luôn giúp Israel những cơ hội có lợi và dần dần trở thành người thắng cuộc trên bàn cờ Trung Đông.

Trong cuộc xung đột Israel và Palestine, có lẽ những gì diễn ra trong thời gian tới còn nhiều bất ổn và phức tạp hơn. Israel sẽ “vịn cớ” vào bản Kế hoạch hòa bình của Mỹ để mạnh tay hơn với những tham vọng của mình. Việc vẽ lại bản đồ Bờ Tây chỉ là một phần trong số đó.

Trong trường hợp Israel và Palestine ngồi vào bàn đàm phán, Tel Aviv  rồi sẽ chỉ chấp nhận những điều kiện vốn đã được Mỹ “đảm bảo” trong Kế hoạch Hòa bình. Còn Palestine, sẽ không bao giờ có chuyện họ tuân theo kế hoạch do người Mỹ sắp đặt, khi mà mọi điều khoản đều bất lợi với họ. Nếu Palestine đồng ý với bản kế hoạch của Mỹ đồng nghĩa với sự “đầu hàng” Israel và chấp nhận “đổi đất lấy hòa bình” vi phạm những nguyên tắc cơ bản của chính mình.

Khu định cư Maale Adumim của Israel tại Khu Bờ Tây chiếm đóng, ngoại ô Jerusalem, ngày 26/11/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Khu định cư Maale Adumim của Israel tại Khu Bờ Tây chiếm đóng, ngoại ô Jerusalem, ngày 26/11/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong suốt lịch sử, những người chiến thắng luôn luôn đưa ra những điều khoản cuối cùng cho hòa bình. Như vậy có công bằng không? Có lẽ không. Nhưng đó lại chính là những gì mà thế giới đang vận động. Một cuộc chiến sẽ không kết thúc chỉ bởi hai phía đã mệt mỏi. Cuộc chiến kết thúc khi một bên, chính là người thua cuộc, nhận ra họ không thể theo đuổi trận chiến và quyết định những gì có thể chấp nhận được trước khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Đó có lẽ chính là chiến lược mà Mỹ đang áp dụng vào trường hợp tranh chấp Israel - Palestine hiện nay.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...