Vẻ ngoài thầm lặng của nghi phạm đánh bom tự sát ở Anh

Là người "thầm lặng" nhưng nghi phạm đánh bom tự sát tại Manchester, Anh, từng tỏ "thái độ căm ghét" một lãnh đạo Hồi giáo vì ông này chỉ trích IS.

Ảnh chụp Salman Abedi cách đây vài năm. Ảnh: Guardian
Ảnh chụp Salman Abedi cách đây vài năm. Ảnh: Guardian

Cảnh sát Anh ngày 23/5 xác nhận Salman Abedi, 22 tuổi, là kẻ đánh bom tự sát tại buổi biểu diễn ca nhạc ở nhà thi đấu Manchester tối 22/5, khiến ít nhất 22 người chết và 59 người bị thương.

Theo Telegraph, Abedi sinh ra tại Manchester nhưng là người gốc Libya. Y lớn lên giữa cộng đồng người Libya tương đối khép kín ở Anh với lập trường phản đối mạnh mẽ chế độ của cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi.

Các cơ quan an ninh Anh có lưu ý tới Abedi, tuy nhiên y chưa bao giờ bị điều tra hay liệt vào danh sách các đối tượng nguy hiểm. Một người bạn cùng trường cho biết Abedi đã tới Libya cách đây ba tuần và trở về vào khoảng vài ngày trước.

Nhà chức trách Anh cho hay Abedi mới bị cực đoan hóa, song thời gian cụ thể chưa rõ. Y thường sinh hoạt tại một nhà thờ Hồi giáo địa phương từng bị cáo buộc gây quỹ cho các phần tử cực đoan.

Ismail, anh trai Abedi, có thời gian làm gia sư tại trường Koran thuộc nhà thờ Hồi giáo Didsbury. Theo lời Mohammed Saeed El-Saeiti, người đứng đầu nhà thờ Didsbury, Abedi đã thể hiện "thái độ căm ghét" khi ông này cảnh báo về mối nguy hiểm của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Dù IS đã nhận trách nhiệm gây ra cuộc tấn công tại nhà thi đấu Manchester nhưng nhà chức trách vẫn đang xác định liệu Abedi hành động đơn độc hay được một mạng lưới hỗ trợ.

Cha mẹ Abedi là người tị nạn Libya đến Anh để chạy trốn khỏi chế độ Gaddafi. Họ đều sinh ra ở Tripoli, di cư tới London trước khi chuyển đến khu Whalley Range, phía nam Manchester, và sống tại đây suốt gần 10 năm qua. Abedi năm 2014 ghi danh vào ngành quản trị kinh doanh tại trường Đại học Salford nhưng sau đó bỏ giữa chừng.

Ông El-Saeiti cho hay Abedi thỉnh thoảng tới cầu nguyện tại nhà thờ Hồi giáo Didsbury nhưng y không bao giờ tỏ ra thân thiện. "Người đàn ông này từng thể hiện sự căm ghét đối với tôi và tôi có thể nói rằng anh ta không ưa gì tôi. Tôi cũng chẳng bất ngờ", ông El-Saeiti nói. ""Anh ta không phải bạn tôi, không thân thiết. Tôi biết anh ta không thích tôi vì tôi chống IS".

Hàng xóm sống gần ngôi nhà của gia đình Abedi trên đường Elsmore kể về cách mà y ngày càng trở nên sùng đạo và lãnh đạm. Lina Ahmed, 21 tuổi, cho biết Abedi gần đây cư xử rất kỳ lạ. 

"Vài tháng trước, anh ta đứng giữa phố và đọc rất to lời cầu nguyện của người Hồi giáo bằng tiếng Arab", Ahmed nhớ lại. "Anh ta nói 'chỉ có một đấng tối cao duy nhất và nhà tiên tri Mohammed là sứ giả của người'".

Một người bạn cũng miêu tả nhà Abedi "vô cùng sùng đạo". Hầu hết các thành viên trong gia đình đều đã trở về Libya, chỉ còn Salman Abedi và anh trai Ismail ở lại Anh.

"Họ không ở đây khá lâu rồi", Alan Kinsey, 52 tuổi, hàng xóm với nhà Abedi, nói. Vợ ông, bà Frances, 48 tuổi, cho biết bà tin cha mẹ Salman Abedi và Ismail đã rời đi trước lễ Giáng sinh.

Một thành viên sống tại cộng đồng người Libya ở Manchester mô tả Salman Abedi là "người thầm lặng" và "luôn thể hiện sự kính trọng" mỗi khi gặp ông.

Người dân tại khu Whalley Range thức dậy và biết tin Salman Abedi đã gây ra một vụ đánh bom tự sát, giết chết 22 nạn nhân vô tội, khi cảnh sát ập tới, phá tung cánh cửa ngôi nhà mà y đang sống. Hai trực thăng cùng ít nhất 30 cảnh sát mang trang bị chống bạo động tham gia cuộc vây ráp.

"Cảnh sát được vũ trang hạng nặng. Tất cả họ. Trông như cảnh trong một bộ phim chiến tranh", ông Kinsey miêu tả. "Tôi hoảng hốt. Khoảng 30 người mang trang bị chống bạo động ập tới rồi lập tức tháo dỡ hàng rào giữa hai ngôi nhà".

"Họ gắn thứ gì màu đen lên cánh cửa, sau đó có một tiếng nổ lớn. Cánh cửa bật ra khỏi bản lề. Cửa sổ rung lên. Toàn bộ quá trình chỉ diễn ra trong khoảng 90 giây".

"Tôi không thấy họ dẫn ai ra khỏi ngôi nhà. Tôi cho rằng nó không có người ở", ông Kinsey nói.

Theo VNE

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.