Về nơi thờ Quốc Mẫu Âu Cơ nghe tích cổ

(Baonghean.vn) - Nằm cạnh đô thị biển Cửa Lò, những ngày này, xã Nghi Khánh (Nghi Lộc) đang chuyển mình vào mùa du lịch. Vùng quê này bắt đầu mang dáng dấp của đô thị nhưng vẫn lưu giữ được những nét của làng quê cổ truyền, là nơi chứa đựng nhiều dấu tích lịch sử, nơi có đền thờ Mẫu Âu Cơ.

Về làng cổ Long Đông

Long Đông là một làng thuần nông của xã Nghi Khánh (Nghi Lộc), có lích sử hàng trăm năm, cây đa cổ thụ đầu làng là một “nhân chứng”. Các bậc cao niên của làng cho biết, cây đa có từ lâu đời, thời còn bé đã thấy cây đa đứng sừng sững đầu làng. Cây đa được trồng từ thuở lập làng, qua hàng trăm năm đã chứng kiến bao thăng trầm của cuộc sống.

Cách đó không xa, có một cái giếng lớn nằm sát bên đường làng. Thành giếng được ghép bởi những phiến đá lớn, được cắt phẳng, vuông thành sắc cạnh, qua hàng trăn năm đã đẫm màu rêu, phía dưới được ghép bằng những viên đá lấy về từ ngoài biển. Cũng như cây đa và đền Tổ Ác, giếng làng Long Đông đã có từ lâu đời, từng là nơi sinh hoạt của cộng đồng, cung cấp nguồn nước sạch cho làng.

Dưới tán cây đa có một mô đất được kè bằng đá, là vết tích của đền Tổ Ác, nơi thờ Tổ Ác Đại vương. Tương truyền, xưa có một học trò nghèo, luôn quyết tâm dùi mài kinh sử. Một hôm, đang leo lên cây đa bắt tổ quạ, không may đúng lúc gió mạnh, chàng bị rơi xuống rồi chết. Lập tức, mối đùn thành mộ, dân làng thấy thiêng nên lập đền thờ, đặt tên là đền Tổ Ác (tổ quạ) để ghi nhớ câu chuyện của người học trò nghèo.

Thành giếng cổ được ghép bằng những phiến đá lớn và được cắt phẳng. Phía dưới được ghép nằng những hòn đá lấy từ biển.
Thành giếng cổ được ghép bằng những phiến đá lớn và được cắt phẳng. Phía dưới được ghép nằng những hòn đá lấy từ biển.

Theo các nguồn tư liệu lịch sử, vùng đất Nghi Khánh xưa kia là biển, qua hàng nghìn năm với mấy lần biển tiến, biển lùi, tạo nên những hòn núi, bãi bồi và cồn cát xen lẫn đầm lầy và lạch nước. Người khắp nơi tìm đến đây khai phá, gia phả các dòng họ cư trú lâu đời đều ghi rõ đầu thế kỷ XIV, vùng đất này còn khá hoang sơ, cư dân còn thưa thớt, về sau các dòng họ về đây quần tụ.

Thăm đền thờ Mẫu Âu Cơ

Từ Long Đông, chúng tôi xuôi về làng Khánh Đền, nơi có đền Cửa thờ Mẫu Âu Cơ, được UBND tỉnh công nhận Di tích lịch sử - văn hóa. Không gian toát lên vẻ thanh bình và tĩnh lặng, xung quanh là làng mạc trù phú và nương ngô, ruộng lúa xanh mướt một màu. Đền Cửa là “điểm nhấn” về nét đẹp cổ kính, linh thiêng của làng Khánh Đền.

Nét trầm mặc và linh thiêng của đền Cửa- nơi thờ Mẫu Âu Cơ.
Nét trầm mặc và linh thiêng của đền Cửa - nơi thờ Mẫu Âu Cơ.

Đền tọa lạc ở một vị trí đẹp, hướng về phía Đông Nam, gồm 3 tòa: thượng, trung và hạ điện. Từ bao đời nay, người dân quan điệm đền Cửa là nơi chung đúc khí thiêng sông núi, là nơi hội tụ vận khí của một vùng. Thế nên, trong đền còn lưu giữ câu đối: “Thánh cung vạn tuế tinh thần tại/ Thượng Xá ức niên tú khí tồn” (Cung thờ thánh thần tồn tại mãi mãi/ Tú khí Thượng Xá hun đúc muôn đời).

Phả đền ghi rõ vào thời Trần, triều đình cử Thượng tướng Trần Quang Khải vào miền biên viễn xứ Nghệ lập căn cứ để chặn đường tiến quân bằng đường thủy của quân xâm lược Nguyên – Mông. Khi thuyền cập bến Cửa, thấy cảnh núi non, biển trời hùng vỹ, là vị tướng có tâm hồn nghệ sỹ, lại có con mắt chiến lược, Trần Quang Khải liền truyền lệnh lập doanh trại.

Hát ví giặm mời bạn trong Lễ hội Đền Cửa. Ảnh: Thành Chung
Hát ví giặm mời bạn trong Lễ hội Đền Cửa năm 2015. Ảnh: Thành Chung

Với quyết tâm đánh đuổi giặc xâm lăng, quân sỹ nhà Trần ngày đêm luyện võ, thanh thế vang khắp các vùng. Để binh lính vững lòng nơi vùng biên ải xa xôi, Trần Quang Khải đã cho dựng ngôi đền thờ quốc mẫu Âu Cơ ở bến Cửa, như là một “điểm tựa” tinh thần, đồng thời nhắc nhở, khích lệ mọi người về dòng dõi Lạc Hồng, về truyền thống dựng nước và giữ nước.

Trần Quan Khải đánh thắng quân Nguyên - Mông tiến vào nước ta bằng đường thủy, góp phần làm nên thắng lợi vang dội của triều đình nhà Trần, khẳng định sức mạnh, tinh thần và trí tuệ của đất nước Đại Việt. Sau này, các dòng họ tìm về đây khai hoang, lập làng, bà con tiếp tục tu bổ và chăm sóc đền Cửa để Quốc Mẫu Âu Cơ chở, che và phù hộ cuộc sống yên lành.

Hội thi kéo co gợi nhắc hào khí của vua tôi nhà Trần chống giặc Nguyên - Mông. Ảnh: Thành Chung
Hội thi kéo co gợi nhắc hào khí của vua tôi nhà Trần chống giặc Nguyên - Mông. Ảnh: TC

Về sau, người dân Nghi Khánh còn phối thờ thần Cao Sơn Cao Các; Tam Tòa Thánh Mẫu; Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải; tướng quân Ninh Vệ; Quận công Nguyễn Cảnh Quế và nho sư Phùng Thời Tá. Trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, đền Cửa là nơi trú chân của 2 chiến sỹ cách mạng, 2 người con ưu tú của quê hương là Nguyễn Duy Trinh và Hoàng Văn Tâm.

Nằm trên địa bàn xã Nghi Khánh, đền Cửa cách Thị xã Cửa Lò không xa, chung quanh có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như đền Nguyễn Xí, đền Nguyễn Sư Hồi, rất thuận tiện cho du khách tìm về chiêm ngưỡng, hiểu thêm lịch sử của một vùng quê.

Công Kiên

tin mới

Bản làng ngân vang điệu xuối, lăm

Bản làng ngân vang điệu xuối, lăm

(Baonghean.vn) - Mảnh đất Quỳ Châu được coi là một trong những cái nôi của văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An. Nơi đây có nhiều loại hình di sản văn hóa giàu bản sắc. Những năm gần đây việc bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên vùng đất Tây Bắc Nghệ An được quan tâm chú trọng.

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

(Baonghean.vn) - Nhiều sản phẩm thổ cẩm tinh xảo với sắc màu hấp dẫn, hoa văn đa dạng được chị em phụ nữ bản Na, xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn dệt nên bằng đam mê làm "sống lại" nghề truyền thống của đồng bào Thái ở vùng biên Nghệ An. 

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Để tiết kiệm chi phí thuê nhân công, giải quyết bài toán thiếu lao động làm nông, các tổ đổi công được thành lập. Nhà này hỗ trợ nhà kia, xoay vòng vậy cho đến hết mùa, vừa tạo nét đẹp văn hóa trong lao động, vừa thắt chặt tình đoàn kết, tạo động lực thúc đẩy sản xuất…

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

(Baonghean.vn) - L.T.S: Liệu có phải lúc nào hôn nhân và tình yêu cũng phải song hành? Liệu có phải hôn nhân là nấm mồ chôn vùi tình yêu? Thực tế cho thấy ở người Mông, đôi khi có một sự tồn tại độc lập giữa khái niệm hôn nhân và tình yêu...

Cây quế Quỳ ở Quế Phong. Ảnh: Nhật Lân

Cây quế Quỳ cần được quan tâm bảo hộ chỉ dẫn địa lý

(Baonghean.vn) - “Nhất quế Quỳ, nhì quế Thanh”, từ ngàn năm trước, cùng với ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai, trầm hương,... quế Quỳ là một sản vật được cung tiến, xuất khẩu sang Trung Quốc và nhiều nước. Vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với đặc sản này cần được quan tâm.

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

(Baonghean.vn) - Với truyền thống Lộc Đa, Đức Thịnh – nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của phủ Hưng Nguyên, là nơi khởi đầu cho cuộc biểu tình Xô viết 1930-1931, mảnh đất mà mỗi địa danh đều thắm đỏ niềm tự hào cách mạng: Đền Trìa, nhà thờ họ Hoàng, nhà thờ họ Uông… 

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

(Baonghean.vn) - Xã Thạch Ngàn là nơi đón 80 hộ đồng bào Đan Lai về sinh sống tại các bản Thạch Sơn, Bá Hạ, đời sống hết sức khó khăn. Vài năm nay huyện Con Cuông đang đẩy mạnh Chương trình Ngân hàng bò giúp đỡ hộ nghèo, ở xã Thạch Ngàn có 10 hộ tham gia...

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

 Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

(Baonghean.vn) - Nằm trong số những nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của tỉnh được Nhà nước vinh danh, Nghệ nhân Nhân dân Võ Thị Hồng Vân và Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Thị Cẩm Vân luôn đau đáu, trăn trở với việc gìn giữ, phát huy giá trị của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Mây trắng

Ngắm mây trên bản biên giới Phà Chiếng

(Baonghean.vn) - Phà Chiếng là bản biên giới thuộc xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn. Nơi đây đường đi hiểm trở, điều kiện sống của đồng bào gặp vô vàn khó khăn. Bù lại, thiên nhiên đã ban tặng cho bản Phà Chiếng cảnh sắc nên thơ, hữu tình, không khí mát lành, đặc biệt là có mây phủ quanh năm.

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

(Baonghean.vn) - Với điều kiện địa lý, thiên nhiên hùng vĩ và kỳ thú, đất Anh Sơn sớm đi vào thi phú của tiền nhân với những áng văn trác tuyệt; đây cũng là vùng “địa linh” dày dặn truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng, góp một dấu son vào pho sử vàng đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp tháng 5 về, những hồ sen ở quê Bác, xã Kim Liên (Nam Đàn) lại nở hoa, tỏa hương thơm ngát. Hoa sen không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.
Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

(Baonghean.vn) - Minh An không đến với sáo bằng sự tình cờ mà đó là sự lựa chọn của chính em từ thuở thiếu thời, là con đường bền bỉ, nhẫn nại dù gặp không ít gian khó. Em dành cho cây sáo nhỏ bé ấy cả tuổi xuân tươi đẹp nhất của mình, và ngược lại, sáo cũng hồi đáp em một sự nghiệp đáng tự hào.
Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

(Baonghean.vn) - Hơn 40 năm qua, Lễ hội Làng Sen được tổ chức hàng năm là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của Nhân dân, là dịp để người dân cả nước nói chung, Nghệ An nói riêng bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu.
Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

(Baonghean.vn) - Tuy không còn nhộn nhịp như trước, nhưng nghề rèn truyền thống ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn vẫn đang được duy trì, gìn giữ bởi những người thợ yêu nghề. Cùng với sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, họ đã tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, hàng chục trang báo và cả mạng xã hội phản ánh, chia sẻ khá nhiều về việc Hội đồng hương Nghệ An sẽ tổ chức đêm nhạc Mạch nguồn ví, giặm, vinh danh 5 nhạc sĩ tiêu biểu của quê hương.
Ai về chợ Ú Đại Sơn...

Ai về chợ Ú Đại Sơn...

(Baonghean.vn) - Chợ Ú (xã Đại Sơn, Đô Lương) không chỉ được biết đến là chợ trâu bò lớn nhất Đông Nam Á, mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của vùng quê xứ Nghệ.

Nghệ An: Đi đâu chơi vào dịp lễ 30/4-1/5?

Nghệ An: Đi đâu chơi vào dịp lễ 30/4-1/5?

(Baonghean.vn) - Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, là thời điểm thích hợp để các gia đình đi du lịch cùng nhau. Nếu chưa biết dịp lễ này đi đâu, sau đây là một số điểm đến không thể bỏ qua tại Nghệ An mà quý vị có thể tham khảo.

Thác Hồng Sơn ở Tân Hợp cao hơn 100m, chảy dài theo triền đá, ngày đêm tuôn những cột nước trắng xóa. Ảnh: Cẩm Tú

Hấp dẫn du lịch Tân Kỳ

(Baonghean.vn)-  Với Km số 0 - nơi khởi đầu đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, những dãy núi trùng điệp, những hang động, thác nước cùng phong tục đặc sắc của đồng bào đã giúp Tân Kỳ hội tụ yếu tố để phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng. 
Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa

(Baonghean.vn) - Khi thực dân Pháp bị đánh bại, những đồn điền rộng lớn tại khu vực Phủ Quỳ đã bị tịch thu. Riêng hàng me được trồng từ ngày người Pháp đặt chân lên đây vẫn được giữ lại, trở thành một tài sản xanh độc đáo cho vùng đất TX.Thái Hòa ngày nay…