Vì đâu Trump thắng, Clinton bại?

(Baonghean.vn) - Trái với dự đoán của giới chuyên gia, tỷ phú Donald Trump đã bất ngờ giành thắng lợi vang dội trước cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào ngày 9/11 theo giờ Việt Nam. Theo nhận định ban đầu của giới phân tích tại Mỹ, có một số nguyên nhân chủ quan và khách quan đã mang lại chiến thắng thuyết phục của ông trùm bất động sản này trước cựu Đệ nhất phu nhân.

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump là vị Tổng thống ngoại đạo, hứa hẹn sẽ đưa nước Mỹ bước vào con đường “đột phá” với hàng loạt chính sách vô tiền khoáng hậu. Ảnh: Reuters.
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump là vị Tổng thống ngoại đạo, hứa hẹn sẽ đưa nước Mỹ bước vào con đường “đột phá” với hàng loạt chính sách vô tiền khoáng hậu. Ảnh: Reuters.

Về chủ quan, thứ nhất, đó là khí chất cứng cỏi và bản lĩnh của ứng cử viên Đảng Cộng hòa, một doanh nhân rất thành đạt trên thương trường, đã thuyết phục được cử tri Mỹ. Điều này được thể hiện trong vòng bầu cử sơ bộ khi ông Trump nhanh chóng vượt qua nhiều đối thủ sừng sỏ, cho dù nhiều người cho rằng ông thậm chí còn không thể trở thành ứng cử viên chính thức của đảng Cộng hòa.

Thứ hai, những chính sách của ngôi sao truyền hình thực tế này đã đánh trúng tâm lý của một bộ phận đông đảo cử tri Mỹ mong muốn có một sự thay đổi sau quãng thời gian dài nền kinh tế Mỹ bị trì trệ do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu, cộng với việc vị thế của nước Mỹ trên trường quốc tế bị suy giảm và ngày càng lép vế trước sự trỗi dậy của các cường quốc như Nga, Trung Quốc... Những cử tri ủng hộ Trump không hẳn yêu thích con người ông, mà họ ủng hộ ông vì những mối lo như vấn đề người nhập cư, việc làm, bản sắc... Ông tuyên bố sẽ cắt giảm sự hỗ trợ đối với các đồng minh, giảm can thiệp vào các điểm nóng để ưu tiên dành các nguồn lực cho phát triển đất nước. Điều này hoàn toàn trái với chủ trương “diều hâu” của bà Clinton như cam kết đẩy mạnh chiến dịch quân sự tại Syria...

Thứ ba, sự phản đối nhằm vào ông Trump thời gian qua cũng giống như tâm lý bầy đàn trên thị trường tài chính. Tâm lý này có thể bủa vây vào một thời điểm nào đó, nhưng cũng có thể qua đi rất nhanh chóng. Cho dù trong đoạn băng video bị tiết lộ, những lời lẽ khiếm nhã với phụ nữ hồi năm 2005 của ông Trump có có gây sốc và bất bình ra sao, thì tất cả nội dung trong đó cũng không có gì tệ hơn những gì ông đã nói trước đây. Vấn đề mà nhiều cử tri Mỹ quan tâm là tỷ phú này sẽ làm gì khi trở thành Tổng thống Mỹ, thay vì việc ông sẽ làm gì đối với một phụ nữ đã có gia đình.

Trái với dự đoán nhiều hãng truyền thông, bà Clinton đã thua đối thủ Trump với khoảng cách khá lớn. Ảnh: Reuters.
Trái với dự đoán nhiều hãng truyền thông, bà Clinton đã thua đối thủ Trump với khoảng cách khá lớn. Ảnh: Reuters.

Về mặt khách quan, rất nhiều cử tri Mỹ đã mất niềm tin vào ứng cử viên của Đảng Dân chủ Hillary Clinton sau vụ bê bối sử dụng hòm thư điện tử cá nhân để giải quyết việc công khi bà còn giữ cương vị Ngoại trưởng từ năm 2009-2013, cho rằng bà là người thiếu trung thực. Nhiều người đã ví von rằng vụ bê bối này có ảnh hưởng không khác gì vụ Watergate vì đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia Mỹ. Trên thực tế, dù Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey đã khẳng định giữ nguyên kết luận hồi tháng 7/2016 về vụ bê bối thư điện tử của bà Clinton, song trên thực tế, vụ việc này đã có ảnh hưởng sâu sắc đến quyết định của cử tri, đặc biệt là những người còn do dự chưa biết bỏ phiếu cho ai.

Mặt khác, ảnh hưởng của truyền thông đến các cử tri Mỹ quá lớn khi các kết quả thăm dò trước bầu cử liên tục cho thấy cựu Ngoại trưởng dẫn trước đối thủ có lúc lên đến hai con số, gây ấn tượng mạnh rằng bà Clinton chắc chắn sẽ chiến thắng, khiến nhiều cử tri ủng hộ bà không đi bỏ phiếu do tin tưởng bà chắc chắn giành thắng lợi. Điều này đã khiến số phiếu ủng hộ bà Clinton bị sụt giảm.

Bên cạnh đó, cũng phải kể đến vai trò của các ứng cử viên độc lập như Gary Johnson của Đảng Tự do hay Jill Stein của đảng Xanh. Trên thực tế, chính "những kẻ phá bĩnh" này đã "cướp" khá nhiều phiếu bầu của bà Clinton tại một số bang, nhất là những bang do dự.

Cuối cùng, việc bà Clinton thất cử cho thấy nước Mỹ vẫn chưa sẵn sàng có một nữ Tổng thống đầu tiên.

Lan Hạ

(Theo AFP)

tin mới

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?