Vì sao không lấy phổi người sống cho 'bệnh nhân 91'?

Để ghép phổi cho người trưởng thành, phần phổi hiến phải có thể tích đủ lớn, như vậy sẽ biến người hiến thành tàn phế.

Phó giáo sư Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Việt Đức, ngày 19/5, giải thích có hai nguồn tạng hiến để ghép phổi cho một người. Thứ nhất là nguồn cho từ người chết não, tùy bệnh lý bệnh nhân cần ghép có thể lấy một bên phổi hoặc cả hai bên phổi người hiến. Ca ghép nguyên tạng kiểu này đơn giản hơn.

Trường hợp thứ hai, khó hơn, là ghép phổi từ người hiến còn sống. Phương án này chỉ phù hợp ghép cho trẻ em.

Ở Việt Nam, bệnh nhi đầu tiên được ghép phổi từ người cho sống là bé trai 7 tuổi ở Hà Giang, tháng 2/2017. Bé trai hỏng toàn bộ phổi do giãn phế quản, phải cắt bỏ. Các bác sĩ Bệnh viện Quân y 103 đã lấy một thùy phổi từ bố và một thùy từ bác ruột để ghép cho bé. Sau ghép, phổi bệnh nhi nở dần.

Ca ghép phổi cho bệnh nhi từ người cho sống, tại Bệnh viện Quân y 103. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Ca ghép phổi cho bệnh nhi từ người cho sống, tại Bệnh viện Quân y 103. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

"Với người lớn, về nguyên tắc có thể ghép phổi từ người cho sống, nhưng phổi người lớn kích cỡ lớn, khối lượng cho lớn, như vậy người hiến sẽ biến từ một người bình thường thành tàn phế", phó giáo sư Ước giải thích. Do đó thường không ghép phổi từ người hiến còn sống cho người lớn.

Trong trường hợp cắt một phần nhỏ, chức năng phổi của người hiến không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên sau đó họ cũng không thể làm việc nặng hay chơi các môn thể thao gắng sức.

Nếu ghép phổi người lớn từ người hiến còn sống, sẽ cần ít nhất 3 đến 4 người cho. Trường hợp thành công, việc chăm sóc bệnh nhân sau ghép, đặc biệt về miễn dịch, sẽ vô cùng khó khăn.

Do đó, bệnh nhân người lớn chỉ có thể ghép phổi từ người hiến chết não. 

Khi ghép phổi từ người hiến chết não, thể tích phổi người tặng phải tương đương phổi của người nhận, không được chênh lệch quá 30%. Nguồn tạng ghép cũng phải đáp ứng các điều kiện về miễn dịch và nhiều chỉ số hòa hợp khác.

Bệnh viện Việt Đức đến nay đã thực hiện 5 ca ghép phổi, đều từ nguồn người hiến chết não. Trước mổ ghép, các bác sĩ phải đo đạc kích thước phổi để phù hợp giữa người nhận và người cho. Trong 5 ca, có 4 ca các bác sĩ phải cắt bớt phổi người cho. 

Bác sĩ Ước đánh giá thành công của ca ghép phổi đến 85-90%, tuy nhiên khả năng bệnh nhân sống lâu dài chỉ bằng 50% so với ghép tim. 50% bệnh nhân ghép phổi sống trên 5 năm, con số này ở ghép tim là hơn 10 năm.

"Bệnh nhân 91", phi công người Anh, 43 tuổi, nặng 100 kg, cao 1,81 m, là bệnh nhân Covid-19 nặng nhất hiện nay. Bệnh nhân đang sống phụ thuộc hệ thống ECMO, rối loạn đông máu, hội chứng hệ miễn dịch phản ứng thái quá, phổi đông đặc chỉ còn 10-20%. Bộ Y tế chỉ định ghép phổi từ nguồn tạng hiến người chết não. Hơn 40 người sống ở Việt Nam đã bày tỏ mong muốn hiến một phần phổi cứu bệnh nhân.  

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.