Vì sao Mỹ không thể đánh Triều Tiên?

Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ ra quyết định tấn công Syria và lập trường của Washington về Bình Nhưỡng dẫn tới nhiều đồn đoán rằng, Mỹ sẽ đơn phương tấn công Triều Tiên. 

Hiện, dù chính quyền Mỹ cho biết, khả năng quân sự cũng được tính tới song có nhiều dấu hiệu cho thấy Triều Tiên không giống Syria và việc tấn công quốc gia phía bắc Bán đảo Triều Tiên là mạo hiểm hơn nhiều.

Ảnh: SCMP
Ảnh: SCMP

Dưới đây là 5 lý do, Mỹ sẽ chưa tấn công Triều Tiên  theo nhận định của tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng.

Tại sao Mỹ không thể "xử" Triều Tiên như Syria?

Bán đảo Triều Tiên hiện vẫn trong tình trạng chiến tranh. Giao tranh đã chấm dứt vào 27/7/1953 theo một thỏa thuận ngừng bắn giữa Washington và Bắc Kinh. Nếu Mỹ phát động một cuộc tấn công, thì họ đã phá vỡ hiệp ước được Liên Hợp Quốc phê chuẩn.

Những điểm khác biệt quan trọng nhất giữa Triều Tiên và Syria?

Trong khi Syria được cho là theo đuổi vũ khí hạt nhân, thì năng lực về vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đã hoàn thiện trong vài năm gần đây. Bình Nhưỡng đã tiến hành 5 lần thử hạt nhân và tuyên bố đã thành công trong việc thu nhỏ đầu đạn hạt nhân - dù tuyên bố này chưa bao giờ được kiểm chứng độc lập.

Triều Tiên đã chịu nhiều thất bại khi phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan hồi năm ngoái. Dù vậy, các chuyên gia quân sự tin rằng Triều Tiên đã rút được nhiều bài học từ những thất bại và có thể phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa có đầu đạn hạt nhân - loại tên lửa có thể chạm được tới Mỹ, trong vòng 4 năm tới, khi ông Trump vẫn là Tổng thống Mỹ.

Tại sao Trung Quốc vẫn ủng hộ Triều Tiên nếu nước này bị Mỹ tấn công?

Trung Quốc là đồng minh của Triều Tiên. Năm 1961, hai nước ký Hiệp ước Hợp tác và hỗ trợ chung Trung Quốc - Triều Tiên, trong đó, hai bên có nghĩa vụ phải trợ giúp quân sự và các vấn đề khác ngay lập tức cho nhau trong trường hợp một trong hai bên bị nước ngoài tấn công. Hiệp ước này đã được kéo dài 2 lần, và có hiệu lực tới năm 2021.

Vì sao Trung Quốc chỉ ủng hộ giải pháp hòa bình, phản đối tấn công?

Trung Quốc lo ngại rằng các tỉnh biên giới nước này sẽ tràn ngập người tị nạn Triều Tiên nếu chính quyền của ông Kim Jong Un sụp đổ. Từ quan điểm địa chính trị, Bắc Kinh coi Triều Tiên là vùng đệm, chặn các vụ xâm lấn của những nước là đồng minh với Mỹ, gồm cả Nhật và Hàn Quốc.

Ngoài Trung Quốc, còn nước nào phản đối tấn công Triều Tiên?

Cả Hàn Quốc và Nhật đều ủng hộ khả năng phi quân sự. Thủ đô Seoul của Hàn Quốc, chỉ cách biên giới với Triều Tiên khoảng 40km và đặc biệt dễ bị tổn thương nếu Triều Tiên tấn công.

Đại tá không quân về hưu Sam Gardiner, khi trả lời phỏng vấn tạp chí The Atlantic nhận xét, Mỹ "không thể bảo vệ Seoul, ít nhất là trong 24h đầu của chiến tranh hoặc trong 48h đầu của cuộc chiến".

Năm 1994, Tổng thống Mỹ thời đó là Bill Clinton từng thảo luận nghiêm túc việc đánh bom lò phản ứng hạt nhân Yongbyon, song ông đã được các quan chức quốc phòng thuyết phục rằng độ khốc liệt của cuộc chiến với Triều Tiên sẽ "khủng khiếp hơn bất kỳ cuộc chiến nào mà thế giới từng chứng kiến kể từ cuộc chiến liên Triều".

Theo Vietnamnet.vn

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.