Vì sao Mỹ thận trọng với tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên?

Lan Hạ (Theo New York Times)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Triều Tiên muốn có một tuyên bố chính thức kết thúc cuộc Chiến tranh Triều Tiên kéo dài nhiều thập niên, vốn chỉ tạm ngừng bằng một thỏa thuận đình chiến năm 1953, và Hàn Quốc cũng mong muốn điều này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: AP
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: AP

Tuy nhiên, Mỹ, nước đầu tiên triển khai lực lượng quân sự đến Bán đảo Triều Tiên vào năm 1950 và hiện vẫn duy trì 28.500 quân tại đó, lại chưa sẵn sàng nhất trí với một tuyên bố hòa bình. 

Đây chắc chắc sẽ là vấn đề nóng trong chương trình nghị sự khi các nhà lãnh đạo của Hàn Quốc và Triều Tiên tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh thứ 3 tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 tới.

Cả hai nước đều muốn sự kết thúc cuộc chiến tranh này sẽ được tuyên bố trong năm nay với Mỹ và có khả năng là cả Trung Quốc. Bình Nhưỡng kiên quyết đạt được tuyên bố này trước khi tiến tới hoạt động phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này có một loạt lý do mà giới chức Mỹ từ chối đưa ra một tuyên bố hòa bình chính thức. 

Trước tiên, Mỹ muốn kiểm chứng những nỗ lực phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump, giống như các chính quyền tiền nhiệm của các Tổng thống  Barack Obama, George W. Bush và Bill Clinton, đặt chương trình vũ khí khạt nhân của Triều Tiên lên trên hết.

Lý do chủ yếu là Triều Tiên đang phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân cho phép Bình Nhưỡng có thể tấn công lục địa Mỹ.

Trong tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 6 ở Singapore, Mỹ và Triều Tiên cho biết, Bình Nhưỡng đã cam kết làm việc hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, hai bên lại không nhất trí về khái niệm phi hạt nhân hóa. 

Hàn Quốc và Triều Tiên muốn có một tuyên bố kết thúc chiến tranh vào mùa Thu này, song đối với Mỹ lộ trình này là quá sớm.

Các chính quyền liên Triều đang làm việc về thời hạn chót cho việc đạt được tuyên bố này muộn nhất là cuối năm nay, song lý tưởng nhất là trước ngày 18/9 - thời điểm khai mạc kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) tại New York. Các quan chức LHQ có thể sẽ mời nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tham dự cuộc họp này và có bài phát biểu.

Giáo sư John Delury thuộc Đại học Yonsei ở Seoul cho rằng, viễn cảnh tốt nhất là ông Kim Jong-un đến LHQ với một tuyên bố hòa bình trong tay. Tuy nhiên, do vẫn giữ thái độ hoài nghi với cam kết của Bình Nhưỡng về phi hạt nhân hóa nên giới chức Mỹ cho rằng thời hạn trên là quá nhanh.

Giới chức Mỹ lo ngại một tuyên bố hòa bình có khả năng làm phai mờ vai trò của quân đội Mỹ tại châu Á.

Họ lo sợ Tổng thống Hàn Quốc có thể tìm cách giảm bớt sự hiện diện của quân đội Mỹ hay làm suy yếu quan hệ đồng minh Hàn-Mỹ, sau một tuyên bố kết thúc chiến tranh./. 

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.