Vì sao ô tô lắp ráp tại Việt Nam giá cao, chất lượng thấp?

Sau gần 1/4 thế kỷ được bảo hộ, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ, tỷ lệ nội địa hoá thấp, quy mô sản xuất nhỏ, chất lượng sản phẩm chưa tương xứng với giá thành.

Ngành công nghiệp xe hơi Việt Nam đứng trước giai đoạn chuyển giao quan trọng. 1/1/2018, xe hơi nhập khẩu trong khu vực ASEAN sẽ hưởng thuế 0%. "Ngày phán quyết" đang tới gần, các doanh nghiệp vẫn loay hoay trước câu hỏi nên đầu tư lắp ráp trong nước hay chuyển hẳn sang nhập khẩu.

20 năm sản xuất không làm nổi cái bố thắng

Tính đến năm 2017, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam có tuổi đời khoảng 20 năm. Kết quả sau 20 năm được bảo hộ, những chiếc xe hơi lắp ráp tại Việt Nam có giá cao gấp đôi, thậm chí gấp ba thị trường Mỹ, dù được hưởng nhiều ưu đãi về thuế nhập khẩu linh kiện. Chất lượng xe cực kỳ thấp, tỷ lệ nội địa hoá chỉ 15 - 40%, trong khi con số tương ứng tại Thái Lan là 80%.

Mục tiêu ngành công nghiệp ôtô sẽ đóng góp 10% GDP, nhưng đến nay chỉ đạt khoảng 3%. Sản lượng sản xuất xe hơi chỉ đạt khoảng 1/3 con số đăng ký.

Cụ thể, năm 2005 đặt mục tiêu sản xuất 120.000 chiếc nhưng chỉ đạt 59.200 chiếc. Năm 2010 đặt mục tiêu 239.000 chiếc nhưng thực tế đạt 112.300 chiếc. Năm 2020 có mục tiêu 398.000 chiếc,  nhưng chỉ đạt khoảng 198.600 chiếc.

Mục tiêu lắp ráp trong nước và những con số thực tế.
Mục tiêu lắp ráp trong nước và những con số thực tế.

Theo Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp, chi phí sản xuất ôtô của Việt Nam hiện nay cao hơn khoảng 20% so với các nước khác trong khu vực ASEAN. Công nghệ sản xuất ôtô không có nhiều cải thiện, phần lớn chỉ dừng lại ở mức nhập khẩu linh kiện về rồi lắp ráp. Ngành công nghiệp phụ trợ gần như không có gì, chỉ sản xuất vài linh kiện đơn giản như ắc quy, lốp xe.

Thạc sĩ Nguyễn Minh Đồng, cựu chuyên gia thiết kế máy ôtô của hãng Volkswagen, người có 40 năm sống và làm việc trong ngành ôtô tại Đức chia sẻ: "Tôi không tin tưởng sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Xe hơi là một sản phẩm đặc thù, những hàng rào kỹ thuật cũng như trình độ các chuyên gia xe hơi tại Việt Nam cực kỳ thấp kém".

Nguyên nhân thất bại

Ngành công nghiệp xe hơi trong nước được Chính phủ bảo hộ, nhưng chính sách bảo hộ không nhất quán khiến các hãng có tâm lý "lười" nội địa hoá, không kích thích được ngành công nghiệp phụ trợ.

Trong giai đoạn 1991 - 2008, thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc khoảng 90%, tương ứng thuế nhập khẩu linh kiện chỉ 23%. Giai đoạn 2008 - 2015, hai con số trên lần lượt là 70% và 19%.

Hiện nay, thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ 47% đến 52%. Thuế nhập khẩu linh kiện ôtô trung bình khoảng 18%.

Theo đề xuất của Bộ Tài chính, đầu năm 2018, thuế nhập khẩu linh kiện ôtô sẽ giảm về 0% để tăng sức cạnh tranh cho xe hơi trong nước, trước sức ép từ xe hơi nhập khẩu nguyên chiếc khu vực ASEAN.

Ngoài ra, các doanh nghiệp lắp ráp xe hơi trong nước còn nhận ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm thuế giá trị gia tăng 5% cho nhóm phụ tùng, máy móc sử dụng để lắp ráp ôtô.

Ưu ái dành cho xe hơi lắp ráp trong nước cũng chính là kẽ hở khiến các hãng lợi dụng, thay vì tập trung nội địa hoá linh kiện để giảm giá thành, các hãng tháo rời từng bộ phận xe hơi và nhập khẩu vào Việt Nam theo dạng bộ linh kiện để hưởng mức thuế thấp.

Do tỷ lệ nội địa hoá thấp nên giá thành xe hơi lắp ráp tại Việt Nam cao hơn khoảng 20% so với xe sản xuất trong khu vực ASEAN. Và do vậy giá bán sản phẩm cũng cao hơn.

So sánh ngành công nghiệp xe hơi Việt Nam và các nước ASEAN.
So sánh ngành công nghiệp xe hơi Việt Nam và các nước ASEAN.

Công nghệ áp dụng trong xe hơi Việt Nam cực kỳ lạc hậu, dây chuyền sản xuất cũ, phụ thuộc vào sức người và năng suất không cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá thành chiếc xe cao hơn mặt bằng chung.

Trên thế giới, những chiếc xe thủ công thường là siêu xe, xe siêu sang, giá bán đã được tính vào tiền công. Nhưng tại các nhà máy ở Việt Nam, công nhân làm thủ công để tạo những mẫu xe bình dân nên phần chi phí này được tính vào giá thành.

Ngoài ra, việc thiếu máy móc và sử dụng công nghệ cũ khiến xe hơi lắp tại Việt Nam không đạt tiêu chuẩn an toàn. Rất nhiều trường hợp túi khí không bung do lắp sai quy cách hoặc chất lượng linh kiện chưa được kiểm định; những mối hàn không chắc, thép mỏng nên chiếc xe bị bẹp dúm trong các vụ tai nạn.

Dây chuyền lắp ráp thô sơ chủ yếu dựa vào sức người của công ty Toyota Việt Nam.
Dây chuyền lắp ráp thô sơ chủ yếu dựa vào sức người của Công ty Toyota Việt Nam.

Tuy nhiên, công bằng mà nói, mọi nhà sản xuất đều là đơn vị kinh doanh. Việc đầu tiên trong kinh doanh là lợi nhuận. Vì vậy họ sẽ tìm những phương án tối ưu nhất để thu hồi dòng tiền do mình bỏ ra.

Theo đại diện một hãng xe hơi lớn tại Việt Nam, sở dĩ giá xe hơi tại Việt Nam cao, tỷ lệ nội địa hoá thấp bởi quy mô thị trường quá nhỏ hẹp. Dù dân số gần 100 triệu người, đa phần người dân Việt Nam đều ở mức nghèo hoặc cận nghèo, với thu nhập trung bình chỉ khoảng 2.000 USD/người/năm.

Trên thế giới, mức thu nhập trung bình để có thể sử dụng ôtô phải từ 6.000 USD/người/năm. Do quy mô thị trường nhỏ hẹp, các hãng sản xuất không mặn mà đặt nhà máy lớn để sản xuất linh kiện tại Việt Nam.

Các công ty phụ trợ cũng không nhìn thấy tương lai và lợi nhuận nên không đầu tư. Hệ quả là Việt Nam không có ngành công nghiệp phụ trợ, tất cả đều phải nhập khẩu, khiến giá thành cao hơn.

Điều thứ hai, do chính sách áp dụng thuế phí đối với xe hơi quá cao nên đội giá bán sản phẩm. Dù giá trị thành phẩm của xe hơi lắp ráp tại Việt Nam cao hơn khoảng 20% so với khu vực, nhưng giá sau thuế sẽ cao hơn 150% - 200%.

Thời điểm 2018 đang tới gần, dù chưa hãng sản xuất nào đứng ra tuyên bố sẽ bỏ lắp ráp trong nước, nhưng diễn biến thị trường những tháng đầu năm 2017 cho thấy, cơ cấu thị trường xe hơi Việt Nam đang có sự chuyển dịch từ lắp ráp sang nhập khẩu.

Chẳng hạn những dòng xe hơi ăn khách của Toyota như Fortuner được chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia. Honda Civic nhập khẩu Thái Lan, Hyundai Grand i10 nhập khẩu từ Ấn Độ...

Nếu chính sách dành cho ngành công nghiệp lắp ráp xe hơi Việt Nam không thay đổi, việc các nhà sản xuất sẽ bỏ lắp ráp, chuyển sang nhập khẩu nguyên chiếc là tương lai không thể tránh khỏi. Với thuế nhập khẩu nguyên chiếc 0%, trong khi thuế nhập khẩu linh kiện là 18%, cán cân chắc chắn nghiêng về xe nhập.

Theo VNN

tin mới

Nghệ An kiểm tra thực tế công tác chỉ đạo chống khai thác hải sản trái phép tại Quỳnh Lưu và Hoàng Mai

Nghệ An kiểm tra thực tế công tác chỉ đạo chống khai thác hải sản trái phép tại Quỳnh Lưu và Hoàng Mai

(Baonghean.vn) -Thực hiện Kế hoạch mở đợt kiểm tra cao điểm về hoạt động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là IUU), chiều 28/3, đoàn công tác Ban chỉ đạo IUU của tỉnh tiến hành kiểm tra tại địa bàn Quỳnh Lưu và TX. Hoàng Mai.

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.