Vì sao Paektu được Triều Tiên coi là núi thiêng?

Theo Ánh Ngọc (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Núi Paektu được cho là nơi các lãnh đạo Triều Tiên đã chào đời và khai thông những quyết sách.
Vì sao Paektu được Triều Tiên coi là núi thiêng? ảnh 1

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (thứ hai bên trái) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (thứ hai bên phải) cùng hai phu nhân chụp ảnh bên hồ nước trên núi Paektu hôm nay. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sáng nay tới thăm núi Paektu ở biên giới Triều Tiên và Trung Quốc bằng chuyên cơ riêng, hoạt động cuối cùng trong hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần ba, theo Reuters. Hai lãnh đạo cùng các phu nhân đã đi dạo quanh hồ nước trên miệng núi lửa Cheonji ở ngọn núi.

Paektu, đỉnh núi cao nhất bán đảo Triều Tiên với độ cao 2.744 m so với mực nước biển, là nơi bắt nguồn những câu chuyện thần thoại của người dân. Địa danh này được nhắc tới trong quốc ca Hàn Quốc và xuất hiện khắp nơi ở Triều Tiên, chẳng hạn như trên logo của kênh truyền hình nhà nước hay bức khảm khổng lồ đằng sau bức tượng hai cố lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong-il, ông nội và cha của Kim Jong-un.

Vì sao Paektu được Triều Tiên coi là núi thiêng? ảnh 2

Hình ảnh núi Paektu trên bức khảm đằng sau bức tượng hai cố lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong-il tại Bình Nhưỡng. Ảnh: KCNA.

Theo truyền thuyết, núi Paektu là nơi sinh của Dangun, người sáng lập vương quốc Triều Tiên cổ. Truyền thông Triều Tiên cho biết hai cố lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong-il cũng chào đời trên ngọn núi thiêng này. Đây còn là nơi Kim Nhật Thành thiết lập căn cứ bí mật để chống quân Nhật trong thời kỳ Nhật Bản cai trị Triều Tiên (1910 - 1945).

Kim Jong-un được cho là đã tới thăm ngọn núi này trước khi đưa ra một số quyết định quan trọng, bao gồm việc cử phái đoàn Triều Tiên tới Thế vận hội mùa đông ở Pyeongchang, Hàn Quốc, hay vụ thử hạt nhân lần thứ năm vào năm 2016. Lần gần đây nhất ông tới đây là tháng 12 năm ngoái, sau khi tuyên bố Triều Tiên đã hoàn thành mục tiêu trở thành quốc gia hạt nhân.

Nhiều người Hàn Quốc thường xuyên lên núi Paektu, nhưng từ phía Trung Quốc. Chỉ một số ít người Hàn Quốc được cho là từng tới thăm ngọn núi từ phía Triều Tiên, chủ yếu nhằm mục đích nghiên cứu. Moon Jae-in là tổng thống Hàn Quốc tại nhiệm đầu tiên tới thăm núi Paektu trên lãnh thổ Triều Tiên.

"Chuyến thăm núi Paektu của Moon Jae-in sẽ tăng thêm tính chính đáng cho Kim Jong-un, người chưa từng có bất cứ hội nghị thượng đỉnh nào với nguyên thủ nước ngoài cho tới đầu năm nay. Đây là cú đảo ngược ngoại giao với ông ấy", Seo Yu-suk, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul, trả lời Reuters.

Tổng thống Moon cũng từng nói rằng việc tới thăm núi Paektu là "giấc mơ từ lâu chưa được hoàn thành". "Nhiều người Hàn Quốc tới núi Paektu ở phía Trung Quốc, nhưng tôi quyết không làm như vậy và tự hứa rằng sẽ bước lên mảnh đất của chúng ta", Moon nói với Kim sau khi tới đỉnh núi. "Tôi từng nghĩ điều ước của mình có thể không thành hiện thực, nhưng hôm nay tôi đã làm được".

Những hình ảnh trong chuyến thăm cho thấy Tổng thống Moon và phu nhân Kim Jung-sook dùng chai để lấy nước từ hồ trên núi Paektu. "Người Trung Quốc ghen tỵ với chúng tôi bởi họ không thể tới hồ nước từ phía bên kia. Chúng ta nên viết một chương mới trong lịch sử giữa hai miền bằng cách phản chiếu hình ảnh lịch sử của chúng ta xuống hồ nước này", Kim nói với Moon.

tin mới

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?