Vì sao Triều Tiên đột nhiên muốn đối thoại với Hàn Quốc?

Theo Thanh Hảo (vietnamnet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Triều Tiên và Hàn Quốc đang tìm kiếm cách thức tiến tới đối thoại sau một năm căng thẳng leo thang nguy hiểm.

Trong bài phát biểu đầu năm mới, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đề nghị hai chính phủ bắt đầu các cuộc đối thoại chính thức, trong đó có mong muốn gửi một đoàn đại biểu Triều Tiên tới dự Thế vận hội Mùa Đông ở Hàn Quốc trong tháng 2.

Vì sao Triều Tiên đột nhiên muốn đối thoại với Hàn Quốc? ảnh 1
Ông Kim Jong-un. Ảnh: KCNA

Về vấn đề này, tạp chí Forbes dẫn lời Charles Morrison, một học giả cấp cao tại tổ chức cố vấn Trung tâm Đông - Tây ở Honolulu, nhận định ông Kim Jong Un muốn Triều Tiên và Hàn Quốc gặp nhau với điều kiện các vấn đề của đất nước ông được ưu tiên trong nghị trình.

Theo hãng tin Yonhap, trong nửa năm qua, Hàn Quốc đã ngóng chờ đề nghị đối thoại liên Triều về quốc phòng và các cuộc đoàn tụ gia đình xuyên biên giới. Và, Seoul luôn theo đuổi mục tiêu thống nhất dần từng bước với miền bắc.

"Do không thể làm lay chuyển Washington hay Tokyo, Seoul là lựa chọn mềm mỏng hơn vào lúc này", ông Morrison nói, nhắc đến sự thù địch của Mỹ và Nhật Bản trước sự tăng cường sức mạnh quân sự của Triều Tiên.

Leif-Eric Easley, giáo sư về các nghiên cứu quốc tế tại Đại học Ewha ở Seoul, cho rằng ông Kim Jong Un có thể đang cảm thấy áp lực từ cấm vận kinh tế. Các đòn trừng phạt được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua hồi tháng 9 bao gồm cấm bán khí đốt và mua hàng dệt may đang trực tiếp đánh vào GDP 28,5 tỷ USD của Triều Tiên.

Theo giáo sư Easley, Triều Tiên sẽ đòi "nới lỏng" cấm vận, đầu tư vào các dự án liên Triều và giảm "mạnh" các cuộc tập trận quân sự Mỹ - Hàn. Các dự án như Khu công nghiệp chung Kaesong đóng cửa năm 2016 sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho miền Bắc, giúp xoa dịu áp lực cấm vận.

Nhưng các chuyên gia cho rằng, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In sẽ chỉ nhượng bộ khi Triều Tiên dừng phát triển vũ khí.

"Xây dựng lòng tin là điều tốt, đối thoại cũng tốt, nhưng sẽ không ổn nếu để Bình Nhưỡng tự do hoặc hợp pháp hóa các chương trình tên lửa và hạt nhân", giáo sư Easley nói thêm.

"Chẳng biện pháp nào nên được xem xét trừ khi Triều Tiên dừng thử nghiệm vũ khí và tên lửa, tái cam kết giải giáp hạt nhân theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và các thỏa thuận đa phương đã đạt được trước kia".

Triều Tiên có thể sẽ tiếp tục chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa có tầm bắn tới tận Mỹ, thêm vào chương trình bom khinh khí, đặc biệt nếu đối thoại với Hàn Quốc không hiệu quả. Nhưng nếu Kim Jong-un nghĩ có thể được gì đó từ đàm phán thì chính phủ của ông có thể giảm bớt thử nghiệm vũ khí để làm hài lòng Seoul – từ đó có thể dẫn tới nới lỏng cấm vận.

Quý cuối cùng của năm 2017 đã chứng kiến một khoảng thời gian im ắng sau liên tiếp các vụ thử tên lửa trong một năm mà Tổng thống Mỹ Donald Trump rốt cuộc coi sự phản đối Triều Tiên của ông là cốt lõi của chính sách châu Á.

"Seoul quan tâm đối thoại để giảm căng thẳng, và sẵn lòng tìm kiếm thêm các cách thức khác để xoa dịu thêm", ông Morrison nhận xét. Hàn Quốc sẽ nhất trí các cuộc gặp xuyên biên giới giữa các gia đình ly tán sau cuộc chiến năm 1950, và một sự cắt giảm tập trận với Mỹ tới một mức nào đó. Seoul cũng sẽ khởi động hỗ trợ nhân đạo.  

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.