Vì sao Trump trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ - đồng minh chủ chốt của NATO?

(Baonghean.vn) - Theo tờ TIME, trong 18 tháng qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thể hiện rằng, ông sẵn sàng sử dụng sức mạnh kinh tế của nước Mỹ theo cách mà những người tiền nhiệm cẩn trọng đến mức không dám mạo hiểm. Hôm 1/8, nhà lãnh đạo đương nhiệm xứ cờ hoa lại có thêm một bước đi vượt ngoài tưởng tượng của nhiều người.
Mục sư Andrew Craig Brunson được đưa về quản thúc tại nhà ở Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 25/7. Ảnh: AP
Mục sư Andrew Craig Brunson được đưa về quản thúc tại nhà ở Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 25/7. Ảnh: AP

Đáp trả động thái tống giam Andrew Brunson, một mục sư người Mỹ bị giam giữ gần 2 năm vì các cáo buộc liên quan đến gián điệp và khủng bố, chính quyền Trump đã áp các đòn trừng phạt tài chính với 2 thành viên cấp cao trong chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, đóng băng tài sản ở Mỹ của các quan chức này, cấm họ đi tới Mỹ, và ngăn tham gia bất kỳ giao dịch tài chính nào với công dân Mỹ.

Động thái của chính quyền Trump là một sự leo thang “vô tiền khoáng hậu” đối với Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh NATO, nơi đặt kho vũ khí hạt nhân lớn nhất của Mỹ tại nước ngoài. Điều này cũng đánh dấu nỗ lực mới nhất của Trump hòng sử dụng vai trò chi phối của Mỹ trong hệ thống tài chính toàn cầu để có được điều ông muốn từ một quốc gia khác - kể cả đó là một đồng minh lâu năm.

Trump đã đe dọa Ankara bằng các biện pháp trừng phạt hồi tuần trước thông qua mạng xã Twitter, sau cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Các đòn trừng phạt được áp hôm 1/8 nhằm vào Bộ trưởng Tư pháp Abdulhamit Gul và Bộ trưởng Nội vụ Suleyman Soylu của Thổ Nhĩ Kỳ, những nhân vật mà Bộ Tài chính Mỹ khẳng định là cùng đóng vai trò lãnh đạo trong các tổ chức giam giữ Brunson một cách phi lý. Thư ký Báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết ông Trump là người đã đích thân ra lệnh áp đặt các đòn trừng phạt nói trên.

Tổng thống Mỹ Trump và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ảnh: Internet
Tổng thống Mỹ Trump và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ảnh: Internet

Quyết định sử dụng trừng phạt là một chiến thuật mà Trump từng dùng trước đây. Nhưng đến nay, chính quyền Trump mới sử dụng những đòn trừng phạt mạnh mẽ nhằm vào các đối thủ nước ngoài, chẳng hạn Triều Tiên và Iran, hòng bóp nghẹt nền kinh tế và buộc họ ngồi vào bàn đàm phán.

Trong trường hợp này, Bộ Tài chính Mỹ lại cho thấy “sự sáng tạo” lớn hơn khi sử dụng các đòn trừng phạt tài chính chỉ nhắm vào 2 quan chức cấp cao, mà 1 trong 2 người này khẳng định không có tài sản ở Mỹ, nhằm mục tiêu gửi đi thông điệp rõ ràng đến một đồng minh nước ngoài.

Jonathan Schanzer - cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ, hiện là Phó Chủ tịch cấp cao của nhóm chuyên gia tư vấn Quỹ Bảo vệ các nền dân chủ nhận định: “Các đòn trừng phạt chỉ nhằm vào 2 thành viên nội các của chính quyền Erdogan, trong khi không động chạm đến phần còn lại của nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ. 2 viên đạn bắn tỉa đã được bắn ra từ hệ thống tài chính Mỹ. Giờ đây, khi có hiệu lực, các đòn trừng phạt ở cấp độ này vẫn đủ lớn để khiến các thị trường tài chính lo sợ, khiến đồng lira rớt giá và vài vấn đề khác nữa. Nhưng nó sẽ không gây tác động sâu sắc đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ”.

Thật vậy, đồng tiền Thổ Nhĩ Kỳ đã trượt xuống mức thấp kỷ lục sau khi Nhà Trắng công bố các biện pháp trừng phạt. Đồng lira giảm 1,6%, xuống mức 5,01 lira đổi 1 USD.

Động thái này cũng khởi phát một phản ứng dữ dội từ phía chính quyền Ankara. Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã cam kết đáp trả các động thái của Mỹ. Trong một tuyên bố, Bộ này khẳng định: “Không nghi ngờ gì, quyết định này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến những nỗ lực mang tính xây dựng được đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề giữa 2 nước. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Mỹ rút lại quyết định sai lầm. Một sự đáp trả tương ứng với thái độ gây hấn này sẽ được tiến hành không chậm trễ”.

Người dân tập trung bên ngoài trụ sở Đảng Công lý và Phát triển (AKP) tại Istanbul hôm 24/6, trong thời gian diễn ra bầu cử tổng thống và quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP
Người dân tập trung bên ngoài trụ sở Đảng Công lý và Phát triển (AKP) tại Istanbul hôm 24/6, trong thời gian diễn ra bầu cử tổng thống và quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP

Brunson, một mục sư 50 tuổi quê ở North Carolina, đứng đầu một nhà thờ Tin lành tại thành phố Izmir dọc bờ biển Aegea, là 1 trong 20 công dân Mỹ bị bắt sau âm mưu đảo chính bất thành hồi năm 2016 nhằm vào ông Erdogan. Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng Brunson đã hợp tác với giáo sỹ Fethullah Gulen lưu vong tại Mỹ và Đảng Công nhân người Kurd để tìm cách lật đổ chính quyền. Nếu bị kết án, ông Brunson có thể đối diện với mức 35 năm tù giam.

Brunson gần đây đã bị quản thúc tại gia sau 21 tháng giam giữ trong tù do sức khỏe ngày một yếu đi. Động thái này đã chọc giận các quan chức trong chính quyền Trump, đặc biệt là Phó Tổng thống Mike Pence, người tin rằng đáng lẽ ông Brunson phải được trả tự do.

“Việc giới chức Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ phi lý và tiếp tục truy tố mục sư Brunson đơn giản là không thể chấp nhận được. Tổng thống Trump đã nói rất rõ rằng Mỹ mong Thổ Nhì Kỳ trả tự do cho vị mục sư này ngay lập tức”, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin phát biểu trong một tuyên bố.

Chiến đấu cơ của Mỹ được triển khai đến Căn cứ không quân Incirlik, Thổ Nhĩ Kỳ hồi năm 2015 để tham gia chiến dịch chống IS. Ảnh: Không quân Mỹ
Chiến đấu cơ của Mỹ được triển khai đến Căn cứ không quân Incirlik, Thổ Nhĩ Kỳ hồi năm 2015 để tham gia chiến dịch chống IS. Ảnh: Không quân Mỹ

Tình thế hiện nay là một bước lùi trong quan hệ Mỹ-Thổ vốn đã gặp nhiều trắc trở trong những năm gần đây khi Erdogan xích lại gần hơn với chính quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tuy nhiên, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ có lịch sử hợp tác quân sự lâu đời. Chẳng hạn, căn cứ không quân Incirlik tại miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ là một điểm trọng yếu bên sườn phía Nam của NATO trong hơn nửa thế kỷ qua. Căn cứ này hiện đóng vai trò quan trọng, là nơi đồn trú máy bay chiến đấu trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và là nơi đặt vài chục quả bom nhiệt hạch B61, có thể được thả xuống chiến trường từ oanh tạc cơ ở độ cao thấp.

Theo Eric Edelman, cựu Đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ, chính quyền Trump đã gửi thông điệp tới ông Erdogan và chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ rằng việc tống giam công dân Mỹ là không thể chấp nhận, bất chấp những quan hệ lâu đời và quan trọng này, chứ chưa nói đến khả năng “phản đòn” lớn. “Thế cũng đủ để tôi nghĩ rằng đây là những biện pháp hoàn toàn phù hợp được tiến hành nhằm ứng phó với động thái bắt giữ con tin của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, không chỉ là mục sư Brunson mà còn những công dân Mỹ khác và cả nhân viên bản địa làm việc cho chính quyền Mỹ”, ông này nói.

Máy bay A-10 của Mỹ đáp xuống Căn cứ không quân Incirlik tại Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn: aiirsource.com

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.