Vì sao tuyên bố chung Mỹ - ASEAN không nhắc tới Biển Đông

Việc các lãnh đạo Mỹ và ASEAN không đề cập các hành động của Trung Quốc hay Biển Đông trong tuyên bố chung Sunnylands cho thấy sự bất đồng tồn tại trong ASEAN, theo các nhà phân tích. 

vi-sao-tuyen-bo-chung-my-asean-khong-nhac-toi-bien-dong

Tổng thống Mỹ và lãnh đạo các nước ASEAN tham gia hội nghị. Ảnh: Reuters.

Ngày 17/2, Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ra tuyên bố chung sau hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN ở Sunnylands, California, trong đó nhấn mạnh trật tự khu vực thượng tôn pháp luật và các vấn đề các bên cùng quan tâm.

Theo bình luận viên Albert Wei của TodayOnline, Tuyên bố Sunnylands là tập hợp những nguyên tắc và mục tiêu đã được các lãnh đạo nhất trí, đóng vai trò định hướng cho mối quan hệ Mỹ - ASEAN trong thời gian tới. Nguyên tắc nổi bật trong văn kiện này chính là tinh thần tôn trọng lẫn nhau về chủ quyền của mỗi quốc gia, sự thịnh vượng chung ở Vành đai Thái Bình Dương, và thúc đẩy những nền kinh tế mở trong khu vực.

Trong tuyên bố này, các lãnh đạo cam kết duy trì hòa bình, an ninh và sự ổn định, bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải, bao gồm cả quyền tự do hàng hải và hàng không cũng như phi quân sự hoá và tự kiềm chế trong các hoạt động trong khu vựcTuy nhiên, bản tuyên bố chung không đề cập trực tiếp đến tranh chấp trên Biển Đông, dù đây được giới chuyên gia dự đoán là một chủ đề nóng của hội nghị.

Hãng Nikkei dẫn lời các nguồn tin ASEAN cho biết trong hội nghị, Mỹ và ASEAN đã cùng thảo luận về việc có đề cập đến Biển Đông như một khu vực đang diễn ra tranh chấp lãnh thổ trong bản tuyên bố chung hay không. Ông Obama cũng hối thúc các lãnh đạo ASEAN cùng phối hợp để đảm bảo rằng Bắc Kinh giữ lời hứa không quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông, theo một nguồn tin ngoại giao.

vi-sao-tuyen-bo-chung-my-asean-khong-nhac-toi-bien-dong-1

Ông Obama phát biểu trong cuộc họp báo sau hội nghị. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, bản tuyên bố chung cuối cùng đã không đề cập đến tên vùng biển này. Theo các nguồn tin, một số nước thành viên ASEAN thân cận với Trung Quốc đã phản đối việc đưa Biển Đông vào tuyên bố chung, thể hiện những bất đồng vẫn còn hiện hữu trong nội bộ ASEAN về những tranh chấp chủ quyền trên vùng biển này.

"Việc tuyên bố chung sau hội nghị không đề cập đến các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông hàm chứa nhiều điều", Josh Kurlantzick, chuyên gia cấp cao về Đông Nam Á tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, nhận định. "Nó cho thấy sự chia rẽ nghiêm trọng ở Đông Nam Á về cách thức đối phó với Trung Quốc, và về biện pháp đáp trả chiến lược trên biển của Bắc Kinh".

Hy vọng của lãnh đạo một số quốc gia về một bản tuyên bố riêng về tình hình trên Biển Đông cũng không trở thành hiện thực sau hội nghị. Việc bản tuyên bố chung Sunnylands không trực tiếp đề cập đến Trung Quốc được coi là một thắng lợi ngoại giao của Bắc Kinh, nước đã vận động hành lang ngăn chặn việc đưa ra tuyên bố riêng tại Sunnylands liên quan đến các vùng biển tranh chấp, theo TodayOnline.

Những hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp và xây dựng các công trình quân sự trên những hòn đảo này ở Biển Đông đã làm dấy lên những quan ngại về tự do hàng hải trong khu vực. Những tháng gần đây, Mỹ đã thực hiện các hoạt động tuần tra tự do hàng hải áp sát đảo nhân tạo phi pháp do Trung Quốc bồi đắp và chiếm đóng trái phép ở Trường Sa, Hoàng Sa.

Phát biểu sau hội nghị, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng bản tuyên bố chung này phản ánh cách thức "Mỹ đánh giá tầm quan trọng quan hệ đối tác với ASEAN".

"Chính quyền Obama muốn làm tất cả những gì có thể để cụ thể hóa mối quan hệ này, để trong chính quyền tiếp theo, dù tổng thống kế nhiệm là ai, thuộc đảng nào, họ cũng sẽ coi đây là bước đi tiếp theo, và nó sẽ có lợi cho cả ASEAN lẫn Mỹ", ông Lý nói.

Ông Lý Hiển Long cho rằng Sunnylands không phải là nơi duy nhất có thể bàn về vấn đề Biển Đông, bởi các vấn đề an ninh chung, trong đó có các tranh chấp ở vùng biển chiến lược này, là chủ đề rất được quan tâm trong các cuộc gặp giữa các lãnh đạo Mỹ và ASEAN.

"Cách phản ứng với vấn đề Biển Đông không chỉ là những tuyên bố miệng. Đó là cách các nước hành động trên thực địa, cách họ hợp tác, đàm phán với nhau và đưa ra những giải pháp thực tiễn cho phép các thành viên ASEAN tiếp tục hòa hợp với nhau dù còn có những bất đồng hay quan điểm trái ngược về những vấn đề như Biển Đông", ông Lý nói.

Theo VNE

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.