'Việt Nam đang là điểm đến khả thi đối với các bom tấn Hollywood'

Nhà sản xuất Nicholas Simon rất giàu kinh nghiệm trong việc đưa các đoàn phim quốc tế về khu vực Đông Nam Á. Ông chỉ ra lợi thế nhất định của Việt Nam sau 'Kong: Skull Island'.

Nicholas Simon hiện là người đứng đầu Indochina Productions, công ty sản xuất và chuyên cung ứng dịch vụ điện ảnh trong khu vực Đông Nam Á, cũng như tại Sri Lanka, Maldives và Bangladesh. Văn phòng của ông đặt tại thủ đô Bangkok, Thái Lan và đã hoạt động hiệu quả kể từ năm 2010.

Mối lương duyên với ngành công nghiệp điện ảnh của Nicholas Simon thực tế bắt nguồn từ chính Việt Nam. Năm 1993, người đàn ông 48 tuổi đến từ vùng Wisconsin (Mỹ) đặt chân tới Hà Nội với hy vọng trở thành nhà báo. Nhưng ông chợt nhận ra đó không phải là cái nghiệp mà mình thực sự muốn theo đuổi.

Nhà sản xuất Nicholas Simon tại văn phòng làm việc của ông ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: 
Nhà sản xuất Nicholas Simon tại văn phòng làm việc của ông ở Bangkok, Thái Lan.  

Sau khi thử sức ở nhiều ngành nghề khác nhau, ông tình cờ gặp gỡ các nhà sản xuất người Pháp của bộ phim Xích lô (1995) do đạo diễn Trần Anh Hùng thực hiện. Nicholas Simon quyết định giúp đỡ họ tìm kiếm bối cảnh phù hợp tại Việt Nam, và dần theo đuổi bộ môn nghệ thuật thứ bảy kể từ lúc đó.

Ông sớm lập ra công ty Sud-Est Productions với nguồn đầu tư từ cả phía Việt Nam, và tận dụng tối đa mối quan hệ mà mình có được từ dự án Xích lô.

Indochina Productions lúc này của Simon cũng chính là một trong những đơn vị góp công vào quá trình tìm kiếm bối cảnh cho quá trình ghi hình kéo dài năm tuần của bom tấn Kong: Skull Island tại Việt Nam hồi đầu năm 2016.

Công ty của Nicholas Simon cũng tham gia vào quá trình tiền kỳ của 
Công ty của Nicholas Simon cũng tham gia vào quá trình tiền kỳ của Kong: Skull Island.  

Có mặt tại Liên hoan phim Cannes 2017 để quảng bá cho bộ phim mới A Prayer Before Dawn được ghi hình chủ yếu tại Thái Lan và Philippines, Nicholas Simon có nhiều chia sẻ thú vị về Việt Nam, cũng như cơ hội mà nước ta có được sau Kong: Skull Island.

“Bộ phim đã giúp thay đổi ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam, nhìn từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Các nhà sản xuất tại Legendary và Warner Bros. rất hạnh phúc với trải nghiệm mình có được, và họ đang gợi ý cho một số dự án điện ảnh hãy đến đây để ghi hình. Nói cách khác, Việt Nam giờ là điểm đến khả thi đối với các bộ phim bom tấn”, Simon phát biểu.

Ông Simon nhận định các công ty điện ảnh tầm cỡ quốc tế, khu vực hay quốc gia đang xuất hiện liên tục. Tiền đầu tư không còn chỉ bắt nguồn từ Hollywood và đây là cơ hội để khu vực Đông Nam Á có thể nắm bắt.

Chưa kể, sự lớn mạnh của thị trường Trung Quốc cũng tạo ra ảnh hưởng tốt cho khu vực mà Simon đang làm việc. “Sau thành công của Lost in Thailand, nhiều công ty phim Hoa ngữ đã đổ xô tới Đông Nam Á.

Có ít nhất ba bộ phim Trung Quốc đang quay ở Chiang Mai lúc này. Tuy nhiên, kinh phí và ngôn ngữ là những rào cản nhất định mà họ phải đối mặt”, ông tiết lộ.

Thái Lan, Malaysia và Singapore đều đang có những chính sách giúp lôi kéo các đoàn làm phim quốc tến với quốc gia của họ. Ảnh: 
Thái Lan, Malaysia và Singapore đều đang có những chính sách giúp lôi kéo các đoàn làm phim quốc tế đến với quốc gia của họ. 

Khi được tạp chí The Hollywood Reporter hỏi về những quốc gia hấp dẫn nhất tại Đông Nam Á để tới ghi hình lúc này, Nicholas Simon chỉ ra Thái Lan, Malaysia và Singapore, chứ không nhắc tới Việt Nam. Điểm chung của ba quốc gia là họ đều đề ra chính sách nhằm khuyến khích các đoàn làm phim quốc tế đến với mình.

Chẳng hạn như tại Thái Lan, với mỗi 1,5 triệu USD mà một đoàn làm phim bỏ ra ở đó, họ sẽ được chính phủ giảm chi phí 15%. Nếu phim có sự tham gia của diễn viên người Thái, hoặc nhân viên người bản địa, con số có thể tăng thêm 3%. Và nếu tác phẩm cuối cùng có những hình ảnh giúp quảng bá đất nước, đoàn phim hưởng lợi tiếp 2%.

Với Malaysia, chi phí dành cho các đoàn làm phim quốc tế cũng có thể được giảm tới 30%, và họ đã cho xây dựng phim trường Pinewood Iskandar có trị giá lên tới 150 triệu USD. Singapore là nước đưa ra mức giảm cao nhất: 40% Nhưng chính phủ đảo quốc sư tử yêu cầu các đoàn phim quốc tế phải đưa hình ảnh tích cực của đất nước mình lên phim.

Hiện bộ phim hài Crazy Rich Asians của Hollywood dự kiến khởi quay tại Malaysia và Singapore trong năm nay, và theo Nicholas Simon, đoàn làm phim muốn tận dụng tối đa chính sách của cả hai quốc gia để có thể giúp giảm bớt kinh phí.

Thông tin về chính sách của Việt Nam không được Simon tiết lộ trong bài phỏng vấn. Bên cạnh quốc gia hình chữ S, nhà sản xuất cũng xếp Sri Lanka vào dạng quốc gia tiềm năng trong việc đón tiếp các đoàn phim Hollywood bởi tình hình chính trị nay đã ổn định.

Ngoài ra, đây còn là đất nước có rất ít dân nếu so với Ấn Độ và có thể cấp phép cho xây dựng những phim trường khổng lồ.

Theo Zing

tin mới