Việt Nam đang phát triển tên lửa phòng không

11/02/2017 07:47

CNQP Việt Nam đang tiến bước vững chắc vào lĩnh vực kỹ thuật cao với đề tài nghiên cứu chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không thế hệ mới.

Những năm qua, công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích trong việc đảm bảo trang bị, nghiên cứu chế tạo các loại vũ khí mới. Đặc biệt, CNQP nước ta đang vững bước tiến vào nhiều lĩnh vực nghiên cứu vũ khí công nghệ cao – điển hình là tên lửa phòng không. Nguồn ảnh: Bảo tàng PK-KQ
Những năm qua, công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích trong việc đảm bảo trang bị, nghiên cứu chế tạo các loại vũ khí mới. Đặc biệt, CNQP nước ta đang vững bước tiến vào nhiều lĩnh vực nghiên cứu vũ khí công nghệ cao – điển hình là tên lửa phòng không. Nguồn ảnh: Bảo tàng PK-KQ
Theo Báo PK-KQ, Viện Kỹ thuật PK-KQ đang hướng tới việc thiết kế, chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần sử dụng tên lửa hàng không P-13M... Nguồn ảnh: Bảo tàng PK-KQ
Theo Báo PK-KQ, Viện Kỹ thuật PK-KQ đang hướng tới việc thiết kế, chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần sử dụng tên lửa hàng không P-13M... Nguồn ảnh: Bảo tàng PK-KQ
Sau khi MiG-21 nghỉ hưu, không quân ta chắc chắn còn thừa số lượng lớn các đạn tên lửa không đối không P-13M hay là R-13M – phiên bản của dòng tên lửa Vympel K-13. Đây là loại tên lửa đã được ta sử dụng rất thành công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bắn hạ nhiều loại máy bay chiến đấu hiện đại, trong đó có cả “Pháo đài bay” B-52, tiêm kích F-4 Phantom II. Nguồn ảnh: Airlines.net
Sau khi MiG-21 nghỉ hưu, không quân ta chắc chắn còn thừa số lượng lớn các đạn tên lửa không đối không P-13M hay là R-13M – phiên bản của dòng tên lửa Vympel K-13. Đây là loại tên lửa đã được ta sử dụng rất thành công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bắn hạ nhiều loại máy bay chiến đấu hiện đại, trong đó có cả “Pháo đài bay” B-52, tiêm kích F-4 Phantom II. Nguồn ảnh: Airlines.net
Việc tận dụng lại số tên lửa P-13M để biến thành vũ khí phòng không là phương án hợp lý, tiết kiệm đáng kể ngân sách quốc phòng trong điều kiện nước ta còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn ảnh: Airlines.net
Việc tận dụng lại số tên lửa P-13M để biến thành vũ khí phòng không là phương án hợp lý, tiết kiệm đáng kể ngân sách quốc phòng trong điều kiện nước ta còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn ảnh: Airlines.net
P-13M hay còn gọi là K-13M hoặc R-13M hoặc Object 380 là phiên bản hiện đại hóa của dòng tên lửa không đối không tầm ngắn Vympel K-13. Nó được ra mắt chính thức năm 1974. Nguồn ảnh: Airlines.net
P-13M hay còn gọi là K-13M hoặc R-13M hoặc Object 380 là phiên bản hiện đại hóa của dòng tên lửa không đối không tầm ngắn Vympel K-13. Nó được ra mắt chính thức năm 1974. Nguồn ảnh: Airlines.net
R-13M được đánh giá là tương đương với mẫu AIM-9G Sidewinder của Hải quân Mỹ với ngòi nổ tiếp xúc mới, động cơ khỏe hơn cho tầm bắn cao hơn, cơ động hơn và đầu dò hồng ngoại được cải tiến. Nguồn ảnh: Wikipedia
R-13M được đánh giá là tương đương với mẫu AIM-9G Sidewinder của Hải quân Mỹ với ngòi nổ tiếp xúc mới, động cơ khỏe hơn cho tầm bắn cao hơn, cơ động hơn và đầu dò hồng ngoại được cải tiến. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo một số tài liệu, tầm bắn tối đa của P-13M là 15km, tối thiểu là 900m, trang bị đầu nổ phá mảnh nặng 11,3kg chứa 5,3kg chất nổ TGAF-5 (40% TNT, 40% RDX và 20% mảnh nhôm). Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo một số tài liệu, tầm bắn tối đa của P-13M là 15km, tối thiểu là 900m, trang bị đầu nổ phá mảnh nặng 11,3kg chứa 5,3kg chất nổ TGAF-5 (40% TNT, 40% RDX và 20% mảnh nhôm). Nguồn ảnh: Wikipedia
Thực tế thì phương án biến tên lửa không đối không thành không đối đất của Việt Nam không phải là mới. Bởi trước đó, đã có một số quốc gia áp dụng phương án này và rất thành công. Ví dụ điển hình là tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp NASAMS do hãng Kongsberg Na Uy phát triển và đưa vào sử dụng năm 1998. Nguồn ảnh: Skandinavia.live
Thực tế thì phương án biến tên lửa không đối không thành không đối đất của Việt Nam không phải là mới. Bởi trước đó, đã có một số quốc gia áp dụng phương án này và rất thành công. Ví dụ điển hình là tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp NASAMS do hãng Kongsberg Na Uy phát triển và đưa vào sử dụng năm 1998. Nguồn ảnh: Skandinavia.live
NASAMS sử dụng loại tên lửa không đối không tầm trung - xa AIM-120 AMRAAM do Mỹ sản xuất. Một tổ hợp gồm có vài bệ phóng tự hành NASAMS (mỗi bệ 6 ống phóng hình hộp), một đài radar điều khiển hỏa lực AN/MPQ-64F1 Sentinel cùng trạm chỉ huy. Nguồn ảnh: World Wide Military
NASAMS sử dụng loại tên lửa không đối không tầm trung - xa AIM-120 AMRAAM do Mỹ sản xuất. Một tổ hợp gồm có vài bệ phóng tự hành NASAMS (mỗi bệ 6 ống phóng hình hộp), một đài radar điều khiển hỏa lực AN/MPQ-64F1 Sentinel cùng trạm chỉ huy. Nguồn ảnh: World Wide Military
Tuy nhiên, có một điều đặc biệt với loại vũ khí này là tầm bắn của tên lửa không đối không khi chuyển xuống mặt đất bao giờ cũng ngắn hơn rất nhiều. AIM-120 bắn trên không đạt tầm bắn cực đại đến 180km, tuy nhiên nếu bắt từ mặt đất thì tầm bắn chỉ còn 25km là tối đa. Nguồn ảnh: Modern Weapons
Tuy nhiên, có một điều đặc biệt với loại vũ khí này là tầm bắn của tên lửa không đối không khi chuyển xuống mặt đất bao giờ cũng ngắn hơn rất nhiều. AIM-120 bắn trên không đạt tầm bắn cực đại đến 180km, tuy nhiên nếu bắt từ mặt đất thì tầm bắn chỉ còn 25km là tối đa. Nguồn ảnh: Modern Weapons
Ngoài NASAMS, tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER mà Việt Nam mới nhập khẩu từ Israel cũng sử dụng các loại đạn tên lửa hàng không. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài NASAMS, tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER mà Việt Nam mới nhập khẩu từ Israel cũng sử dụng các loại đạn tên lửa hàng không. Nguồn ảnh: Wikipedia
SPYDER được trang bị hai loại đạn chính gồm Python-5 và Derby vốn đều là tên lửa không đối không do Israel phát triển cho các tiêm kích hiện đại của mình. Tầm bắn của Python-5 trên không lên tới 25km, Derby lên tới 50km, tuy nhiên nếu được bắn từ mặt đất thì tầm bắn của chúng chỉ khoảng 9-15km. Nguồn ảnh: Rafael Advanced Defense System Ltd
SPYDER được trang bị hai loại đạn chính gồm Python-5 và Derby vốn đều là tên lửa không đối không do Israel phát triển cho các tiêm kích hiện đại của mình. Tầm bắn của Python-5 trên không lên tới 25km, Derby lên tới 50km, tuy nhiên nếu được bắn từ mặt đất thì tầm bắn của chúng chỉ khoảng 9-15km. Nguồn ảnh: Rafael Advanced Defense System Ltd
Hay như loại MIM-72 Chaparral do Mỹ phát triển vốn cũng sử dụng các tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder. Loại vũ khí này đã phục vụ trong Quân đội Mỹ từ năm 1969-1998 và xuất khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hay như loại MIM-72 Chaparral do Mỹ phát triển vốn cũng sử dụng các tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder. Loại vũ khí này đã phục vụ trong Quân đội Mỹ từ năm 1969-1998 và xuất khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tầm bắn của AIM-9 trên không tới 35km, tuy nhiên được triển khai trên mặt đất thì tầm bắn của nó đạt từ 500 tới 9.000m, độ cao từ 25m tới 4.000m. Do đó, mẫu P-13M của Việt Nam nếu bắn từ mặt đất thì tầm bắn có lẽ chỉ 5-7km. Việc bắn từ mặt đất chịu ảnh hưởng từ sức cản không khí, lực hút trái đất đương nhiên tốn nhiều nhiên liệu hơn khiến tầm bắn rút ngắn đáng kể. Nguồn ảnh: Alamy
Tầm bắn của AIM-9 trên không tới 35km, tuy nhiên được triển khai trên mặt đất thì tầm bắn của nó đạt từ 500 tới 9.000m, độ cao từ 25m tới 4.000m. Do đó, mẫu P-13M của Việt Nam nếu bắn từ mặt đất thì tầm bắn có lẽ chỉ 5-7km. Việc bắn từ mặt đất chịu ảnh hưởng từ sức cản không khí, lực hút trái đất đương nhiên tốn nhiều nhiên liệu hơn khiến tầm bắn rút ngắn đáng kể. Nguồn ảnh: Alamy

Theo Kienthuc

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Việt Nam đang phát triển tên lửa phòng không
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO