Việt Nam nội địa hóa linh kiện của Su-30
Cùng với sản xuất thành công loạt thiết bị điện tử dành cho Su-30, trong thời gian tới có thể Việt Nam sẽ chế tạo lốp dành cho chiến đấu cơ này.
Nội địa hóa
Phát biểu trên báo PK-KQ, Đại tá TS Nguyễn Hữu Đoàn - Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật PK-KQ cho hay, sau khi hoàn thành dự án sản xuất lốp cho máy bay huấn luyện L-39, ông và các đồng nghiệp dự định tiếp tục nghiên cứu sản xuất lốp không săm dành cho chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2.
Khả năng thành công của đề tài nghiên cứu lốp máy bay Su-30MK2 là rất cao bởi trước đó, Đại tá TS Nguyễn Hữu Đoàn cùng các đồng nghiệp tại Viện Kỹ thuật PK-KQ đã hoàn thành xuất sắc đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước: "Nghiên cứu, chế tạo lốp máy bay bơm hơi không có săm cho máy bay L-39".
Trước khi đăng tải thông tin này, báo PK-KQ cũng cho biết, trong thời gian qua Viện Kỹ thuật PK-KQ đã triển khai toàn diện, đồng bộ nghiên cứu và chế tạo thành công nhiều linh kiện, thiết bị trang bị cho lực lượng chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Việt Nam.
Tiêm kích su-30MK2 Việt Nam. |
Năm 2016, Viện triển khai thực hiện 9 dự án (chủ trì 4 dự án Bộ Quốc phòng, tham gia 5 dự án), 10 đề tài, 12 nhiệm vụ KHCN, 65 nhiệm vụ kỹ thuật ở các cấp, các dự án nhiệm vụ được đánh giá cao về chất lượng và tính thực tiễn.
Viện KT PK-KQ đang thực hiện đề tài nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm máy trả lời MTL-VN2 trên máy bay Su-22M4, máy trả lời MTL-VN3 trên tàu hải quân, thiết bị 6110-VN2 trên máy bay Su-30MK2 đúng tiến độ, đạt kết quả tốt.
Viện cũng đã hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử nghiệm khối khuyếch đại báo cháy BI-VKT trên trực thăng Mi-8, Mi-17 và Su-30MK2, hiện sản phẩm này đã được nghiệm thu cấp quản lý đạt kết quả tốt.
Viện cũng đã hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử nghiệm khối khuyếch đại báo cháy BI-VKT trên trực thăng Mi-8, Mi-17 và Su-30MK2, hiện sản phẩm này đã được nghiệm thu cấp quản lý đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, Viện KT PK-KQ đã tổ chức nghiệm thu nhiều đề tài cấp Bộ Quốc phòng đạt mức A như: Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo màn hình đa năng có tích hợp dẫn đường vệ tinh và ghi lưu dữ liệu thay thế khối chỉ thị trực tiếp IPV-1,
thiết bị dẫn đường vệ tinh TNL-1000 trong hệ thống điều khiển vũ khí trên máy bay Su-27. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công cụm khối CB-5V70-CM của máy tính SIMVOL-GIB trên máy bay Su-27SK.
Bên cạnh những đề tài đã nghiệm thu và đang triển khai theo kế hoạch, năm 2016, Viện đã bảo vệ thành công đầu vào đề cương 2 đề tài cấp Bộ Quốc phòng năm 2017 là "Hệ thống chỉ thị mục tiêu và dẫn đường HTMD Su-22M4".
Tự nâng cấp
Cùng với thành công trong việc sản xuất linh kiện, công nghiệp quốc phòng Việt Nam còn tiến hành nâng cấp nhiều thiết bị quân sự khác, trong đó có Su-27UBK lên chuẩn mới. Quân chủng Phòng không – Không quân mới đây đã đăng tải những hình ảnh về dàn máy bay tiêm kích Su-27 tại Trung đoàn tiêm kích 925.
Đó là việc các máy bay Su-27SK (một chỗ ngồi) và Su-27UBK (hai chỗ ngồi) đều được đổi màu sơn ngụy trang. Việc đổi màu sơn là một dấu hiệu được cho là các tiêm kích Su-27 đã được trải qua đợt đại tu lớn và có thể gồm cả nâng cấp.
Điều gây ngạc nhiên là trong khi các máy bay Su-27SK sử dụng màu camo nền trời như cũ, có phần đậm hơn trước thì những chiếc máy bay tiêm kích Su-27UBK (dành cho huấn luyện và có thể tham gia chiến đấu, hai chỗ ngồi) lại được sơn màu cỏ mía.
Giống các máy bay Su-30MK2 mới, được biên chế cho Trung đoàn không quân 923. Chính vì thế, có những khả năng các máy bay Su-27UBK đã được nâng cấp lên chuẩn Su-30MK2. Bổ sung vai trò tác chiến không – đất, không – biển bên cạnh khả năng chiếm ưu thế trên không tuyệt vời.
Việc nâng cấp Su-27UBK lên chuẩn Su-30MK2 được đánh giá không quá khó bởi nguyên mẫu Su-30MK dùng để phát triển các phiên bản MKK, MK2, MKI được thiết kế trên cơ sở cải tiến mẫu Su-27UB (UBK là bản xuất khẩu) hai chỗ ngồi vốn dùng cho nhiệm vụ huấn luyện phi công và tham chiến.
Không loại trừ khả năng Việt Nam đã tự chủ quá trình nâng cấp này khi xuất hiện những hình ảnh chiếc 8526 Su-27UBK được sửa chữa tại nhà máy A32. Nếu đây là sự thật thì chúng ta đã có những chiếc máy bay chiến đấu còn mạnh hơn cả Su-30MK2 nguyên bản.
Vì những chiếc Su-27UBK có khả năng chiến đấu chiếm ưu thế trên không rất mạnh, một số tham số về tính cơ động còn vượt trội hơn cả Su-30MK/MK2 vốn thiên về đa nhiệm. Ví dụ như tốc độ leo cao của Su-27 là 320m/s, trong khi Su-30 chỉ là 230m/s, về tốc độ thì Su-27 đạt Mach 2,35 (tức 2.500km/h) còn Su-30MK2 chỉ là 2.120km/h - Mach 2.
Theo Baodatviet
TIN LIÊN QUAN |
---|