Vọng mãi âm vang cồng chiêng

(Baonghean) - Những ngày đầu tháng Ba, chúng tôi đến Thị xã Thái Hòa để tìm hiểu về công tác chuẩn bị cho Lễ hội Làng Vạc lần thứ 14. Trong số rất nhiều công việc phải tiến hành thì việc chuẩn bị các màn cồng chiêng hoành tráng đang được đồng bào các dân tộc tập duyệt nhuần nhuyễn.

Từ Lễ hội Làng Vạc đầu tiên vào năm 1999 đến nay, âm vang cồng chiêng luôn là điểm nhấn quan trọng. Mặc dù chỉ là buổi tập duyệt của các nghệ nhân, nhưng khi nghe những âm vang của các nhạc cụ, đông đảo người dân của khối Lam Sơn, phường Quang Tiến đã tìm đến. Bộ cồng chiêng đang sử dụng vừa được đúc mới, trị giá 12 triệu đồng, do nhân dân khối Lam Sơn quyên góp. Cồng chiêng nổi lên, đội hình múa gồm cả người trẻ, người già, cả nam và nữ xoay quanh với điệu múa hân hoan, trong những bước chân dứt khoát, cánh tay xòe múa, tôi thấy như hiện lên khung cảnh của một buổi lên nương trỉa hạt hay thu gặt lúa của đồng bào.

Chỉ đạo buổi tập này là ông Lê Văn Ca, người được đồng bào Thổ ở Lam Sơn gọi là nghệ nhân, bởi lẽ, ông là một người biết sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ cồng chiêng, trống, kèn. Ông Lê Văn Ca cho biết: Mỗi bộ cồng chiêng thường có 4 cái với những âm thanh khác nhau, kèm theo là trống và kèn. Trong dịp lễ hội, người đánh bắt đầu với “cồng bốn” (đánh cả 4 cái cồng chiêng) với nhịp điệu chậm rãi, mượt mà, bởi giai đoạn đầu, mọi người mời nhau điệu nhảy, vừa nhảy vừa nói chuyện, làm quen. Sau một thời gian, người đánh chuyển sang “cồng ba” (chỉ chọn đánh 3 trong số 4 cái của dàn cồng chiêng) với nhịp điệu nhanh, thúc giục, giai điệu vui nhộn, lúc này người nhảy cũng tăng nhịp điệu, say mê hơn với điệu múa hân hoan.

Buổi tập của đội cồng chiêng Lam Sơn, phường Quang Tiến, TX Thái Hòa. Ảnh: Minh Yến.

Theo thống kê của phòng Văn hóa - Thể thao Thị xã Thái Hòa, hiện nay, trong số 120 khối xóm của thị xã, 18 khối xóm có các đồng bào Thổ, Thái, Thanh sinh sống đều bảo tồn được các bộ cồng chiêng và sử dụng trong sinh hoạt cộng đồng. Trong đó, có nhiều bộ cồng chiêng riêng của các dòng họ, hoặc của những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả. Điển hình như hộ ông Phạm Đức Quảng và bà Phạm Thị Hương ở xóm Lam Sơn, xã Quang Tiến đang gìn giữ bộ cồng chiêng cách đây bốn, năm đời. Mặc dù có một cái chiêng đã bị hư hỏng núm đánh và ít sử dụng nhưng khi chúng tôi đến nhà tham quan bộ cồng chiêng, vợ chồng ông Phạm Đức Quảng tự hào cho biết: “Bộ cồng chiêng này do ông nội mua, hồi đó, phải bán một con trâu cày mới mua được; trước khi khối xóm có bộ cồng chiêng mới thì bất kể việc gì, từ hiếu hỷ đến vui Xuân, tế họ, dân làng đều nhờ bộ cồng chiêng của nhà tôi. Mỗi khi đem cồng chiêng ra sử dụng, phải có lễ hoa quả và rượu lễ tạ trước bàn thờ tổ tiên, đó là truyền thống lâu đời của dân làng nơi đây”.

Từ cái nôi văn hóa Làng Vạc, nhạc cụ cồng chiêng được đồng bào các dân tộc trân trọng gìn giữ và phát huy. Cách làm của các nghệ nhân, người cao tuổi trong truyền dạy cho con cháu sử dụng cồng chiêng ở các xóm làng là thường xuyên đưa âm vang cồng chiêng vào trong các sinh hoạt cộng đồng. Không những thế, các đội cồng chiêng ở Thị xã Thái Hòa còn mở rộng giao lưu với các vùng miền khác đang duy trì được nhạc khí cồng chiêng. Điển hình như đội cồng chiêng làng Đong, xã Nghĩa Tiến, thường xuyên tham gia biểu diễn, dự thi ở nhiều địa phương trong Nam, ngoài Bắc và cả vùng Tây Nguyên; hoạt động đó góp phần đưa tiếng cồng chiêng từ quê nhà kết nối với âm vang cồng chiêng các vùng miền khác, tạo nên dòng chảy liền mạch của văn hóa dân tộc.

Nguyên Nguyên

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.