Vụ sát hại nhà báo Khashoggi: Cuộc khủng hoảng chưa thể khép lại

(Baonghean.vn) - Đầu tuần này, 8 bị cáo đã lĩnh án do liên quan đến vụ sát hại nhà báo Saudi Arabia Jamal Khashoggi. Tuy đã cố gắng chứng minh nỗ lực, Riyadh vẫn đứng trước làn sóng chỉ trích từ cộng đồng quốc tế, cho rằng họ đã bao che cho những kẻ chủ mưu vụ ám sát, miễn tội cho giới thân cận của Thái tử Mohammed bin Salman.

Khủng hoảng ngoại giao tồi tệ nhất

Khashoggi, một cây viết 59 tuổi, cộng tác với tờ Washington Post của Mỹ, đã bị sát hại vào tháng 10 năm ngoái, tại lãnh sự quán của Saudi Arabia tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Theo giới chức Thổ Nhĩ Kỳ, cố nhà báo này đã bị siết cổ và thi thể bị một nhóm 15 người phân mảnh bên trong lãnh sự quán của Saudi Arabia. Đến nay, các phần thi thể của ông vẫn chưa được tìm thấy.

Nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại vào tháng 10 năm 2018. Ảnh: AFP
Nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại vào tháng 10 năm 2018. Ảnh: AFP

Vụ việc đã khiến các đồng minh phương Tây của Saudi Arabia choáng váng, nhanh chóng biến thành một trong những cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ nhất trong lịch sử vương quốc này kể từ loạt vụ tấn công khủng bố ngày 11/9 và làm ảnh hưởng đến uy tín của Thái tử Mohammed bin Salman - nhân vật nắm quyền trên thực tế ở Riyadh.

11 cá nhân đã bị truy tố trong vụ án này, hầu hết trong số họ hiện vẫn chưa được hé lộ danh tính. Theo thông tin Phó trưởng Công tố Shalaan bin Rajih Shalaan cung cấp cho cánh phóng viên hôm 23/12, 5 bị cáo đã bị tuyên án tử hình, 3 người khác đối diện với án tù tổng cộng 24 năm và số còn lại được tha bổng. Phát biểu tại cuộc họp báo, ông này cho biết vẫn có thể kháng án, đồng thời khẳng định: “Cuộc điều tra của cơ quan công tố cho thấy vụ sát hại không được trù tính từ trước”, mà thay vào đó xảy ra bộc phát.

Theo AFP, phía Riyadh đã miêu tả vụ ám sát này là một chiến dịch “bất hảo”, nhưng cả cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) lẫn đặc phái viên của nước này tại Liên hợp quốc đều thẳng thừng cho rằng Thái tử Mohammed có liên hệ đến vụ việc. Dĩ nhiên, cáo buộc này bị vương quốc giàu dầu lửa kịch liệt bác bỏ.

Camera an ninh quay lại cảnh nhà báo Jamal Khashoggi ngày 2/10 bước vào lãnh sự quán Arab Saudi tại Istanbul. Ảnh: CNN
Camera an ninh quay lại cảnh nhà báo Jamal Khashoggi ngày 2/10 bước vào lãnh sự quán Arab Saudi tại Istanbul. Ảnh: CNN

Cả Ahmed al-Assiri và Saud al-Qahtani đều là thành viên trong giới thân cận có mối quan hệ mật thiết với Thái tử Mohammed.

Giới công tố Saudi Arabia cho biết, Phó Giám đốc Cơ quan tình báo Ahmed al-Assiri đã giám sát vụ sát hại ông Khashoggi, còn Bộ Tài chính Mỹ lại quả quyết ông vụ truyền thông trong tòa án Hoàng gia Saud al-Qahtani là “một thành viên lên kế hoạch và thực hiện” chiến dịch dẫn tới vụ giết hại nhà báo. Qahtani bị điều tra nhưng không bị tuyên án do “không đủ bằng chứng”, còn Assiri bị kết án, nhưng cuối cùng lại được miễn tội dựa trên lý do tương tự. Cả 2 nhân vật này đều là thành viên trong giới thân cận có mối quan hệ mật thiết với Thái tử Mohammed, và đã chính thức bị sa thải sau vụ việc chấn động. Tuy nhiên, theo các nguồn tin của phương Tây, chỉ mình Assiri xuất hiện tại các phiên tòa.

Luồng ý kiến trái chiều

Phán quyết của Saudi Arabia trong vụ án nghiêm trọng này đã nhận được sự hoan nghênh từ phía xứ cờ hoa, khi một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nhận xét đây là “một bước đi quan trọng xử lý những kẻ phải chịu trách nhiệm đối với tội ác khủng khiếp này”. Nhà ngoại giao này cũng nói thêm, rằng Washington đang hối thúc Riyadh tăng thêm sự minh bạch và xử lý tất cả những ai có trách nhiệm. Salah Khashoggi - con trai của nhà báo xấu số Khashoggi, hiện đang cư ngụ ở Saudi Arabia, cũng lên tiếng hưởng ứng bản án, cho rằng công lý đã được thực thi.

Thái tử Saudi Arabia gặp thân nhân của Jamal Khashoggi tại Riyadh vài tuần sau vụ sát hại nhà báo này. Ảnh: SPA
Thái tử Saudi Arabia (phải) gặp thân nhân của Jamal Khashoggi tại Riyadh vài tuần sau vụ sát hại nhà báo này. Ảnh: SPA

Tuy nhiên, lập trường khá mềm mỏng này lại không phải chiều hướng chính, những ý kiến khác đa phần đều đưa ra quan điểm cứng rắn hơn. Agnes Callamard - báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc đã chỉ trích bản án trên là một “sự nhạo báng”, cho rằng những kẻ trực tiếp gây án có tội, bị tuyên án tử, nhưng những kẻ chủ mưu không những được tự do, mà còn gần như không hề được các cuộc điều tra hay phiên tòa đề cập tới.

Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ cũng lên án phán quyết mà họ cho là “đầy bê bối”, nói rằng những kẻ sai phái sát nhân đã được “miễn xá”. Họ cho rằng, phán quyết tô đậm những nỗ lực của Saudi Arabia, hòng sớm khép lại cuộc khủng hoảng, trong bối cảnh nước này tìm cách xoay sở gây dựng lại hình ảnh của mình trên trường quốc tế trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm tới diễn ra tại Riyadh.

"Bản án này không tạo được lòng tin rằng đã làm đúng trách nhiệm”.

H.A. Hellyer

Tương tự, Fred Ryan công tác tại tờ Washington Post chỉ trích “phiên tòa giả mạo”, bổ sung rằng “những kẻ phải chịu trách nhiệm chung cuộc” trong ban lãnh đạo Saudi Arabia đã trốn thoát được trách nhiệm. Trong khi đó, H.A. Hellyer - chuyên gia tại Viện Royal United Services nêu quan điểm: “Nếu phán quyết của tòa nghĩa là vụ Khashoggi đã xong, thì họ khó có thể thành công. Phần nhiều cộng đồng quốc tế tin rằng, giới cầm quyền Saudi Arabia đứng sau vụ giết hại này và bản án này không tạo được lòng tin rằng đã làm đúng trách nhiệm”.

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ điều tra tại lãnh sự quán Saudi Arabia ở thành phố Istanbul, nơi nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại, ngày 15/10/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ điều tra tại lãnh sự quán Saudi Arabia ở thành phố Istanbul, nơi nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại, ngày 15/10/2018. Ảnh: AFP/TTXVN

Bên cạnh những băn khoăn về bản án vừa tuyên, dư luận cũng xôn xao đặt câu hỏi, liệu ai là kẻ chủ mưu trong vụ ám sát? Qahtani - người đứng đầu các chiến dịch truyền thông xã hội chống lại những tiếng nói chỉ trích, phê bình Saudi Arabia, đã không xuất hiện công khai từ vụ việc rung động, và tung tích của ông hiện vẫn là đề tài cho không ít phỏng đoán. Còn Assiri lại bị nhiều bị cáo tại tòa khẳng định là làm theo lệnh của ông, gọi ông này là “chủ mưu” của chiến dịch.

9 phiên xét xử của tòa án tại Riyadh với sự tham gia của đại diện cộng đồng quốc tế cũng như gia đình bị hại, có vẻ như đến thời điểm này vẫn chưa đưa ra được câu trả lời thỏa đáng. Chắc chắn rằng, Saudi Arabia không thể khép lại vụ việc này sớm như họ mong đợi, và sẽ còn phải nỗ lực nhiều hơn, minh bạch hơn thì mới mong lấy lại hình ảnh trước trong mắt dư luận, uy tín trên trường quốc tế, nhất là khi Hội nghị Thượng đỉnh G20 đã đến rất gần.

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.