Vụ tấn công Syria chưa đủ ấn tượng!

(Baonghean.vn) - Các cựu quan chức cấp cao của Mỹ tỏ ra không mấy chắc chắn trước câu hỏi liệu các vụ tấn công Syria sẽ đạt được mục đích như dự định là ngăn chính quyền Assad sử dụng vũ khí hóa học. Dù vậy, các vụ tấn công cũng phát đi một vài thông điệp bổ sung.
Đống đổ nát tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học của Syria sau vụ tấn công hôm 13/4. Ảnh: Reuters
Đống đổ nát tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học của Syria sau vụ tấn công hôm 13/4. Ảnh: Reuters

Chính quyền Trump tuyên bố rõ rằng các cuộc tấn công nhằm vào chương trình vũ khí hóa học của Syria có một mục đích: đó là ngăn Tổng thống Syria Bashar al-Assad sử dụng những loại vũ khí này trong tương lai như ông từng làm tại Douma mới đây theo cáo buộc của Mỹ và các nước khác.

Vụ tấn công đêm 13/4 diễn ra 1 năm sau khi Mỹ đánh vào chính quyền Assad theo cách tương tự, khi Damascus bị cáo buộc tiến hành vụ tấn công hóa học chết chóc tại thị trấn Khan Shaykhun. Tuy nhiên, lần này Mỹ không “đơn thương độc mã”, mà cùng với đồng minh Pháp và Anh, tiến hành nhiều vụ tấn công hơn 1 năm trước.

Putin mới có ảnh hưởng nhất đến việc Syria sử dụng vũ khí hóa học, chứ không phải các cuộc tấn công của Mỹ. Ảnh: dpa
Putin mới có ảnh hưởng nhất đến việc Syria sử dụng vũ khí hóa học, chứ không phải các cuộc tấn công của Mỹ. Ảnh: dpa

Khi vụ việc xảy ra, nhiều nhà quan sát cho rằng động thái quân sự này thiên về một phản ứng có giới hạn hơn là một sự đáp trả quy mô lớn hơn như Trump từng đề cập. Điều đó dẫn tới câu hỏi: Vậy liệu Assad có nhận được thông điệp và ngừng sử dụng vũ khí hóa học?

“Tôi chẳng mấy ấn tượng”, Ryan Crocker - cựu Đại sứ Mỹ tại Syria từng giữ chức đại diện Washington tại Iraq, Afghanistan và Pakistan chia sẻ. Ông nói thêm: “Chúng ta về cơ bản lặp lại đúng những gì đã làm 1 năm trước trên quy mô lớn hơn đôi chút. Nhưng nó sẽ chẳng gây chút tổn hại lâu dài nào đến khả năng sử dụng vũ khí hóa học của Assad trong tương lai hay bất kỳ cái gì khác”.

“Việc này có ngăn được ông ta không - đó vẫn là một câu hỏi để ngỏ”, Philip Breedlov - cựu chỉ huy quân sự NATO và Mỹ tại châu Âu nhận định. “Hãy nhớ rằng nhà lãnh đạo này của Syria được hưởng sự ủng hộ và tạo điều kiện về năng lực cũng như sự hậu thuẫn chính trị từ bên ngoài của Nga và Iran”.

Mỹ đã đúng khi tìm đồng minh trong vụ tấn công, nhưng 2 đồng minh có lẽ không phải là tín hiệu mạnh mẽ. Ảnh: AP
Mỹ đã đúng khi tìm đồng minh trong vụ tấn công, nhưng 2 đồng minh có lẽ không phải là tín hiệu mạnh mẽ. Ảnh: AP

Mona Yacoubian - một học giả về Syria tại Viện Hòa bình Mỹ lại cho rằng, trong khi rất khó dự đoán phản ứng của Assad, việc thay đổi tính toán của ông ta sẽ đòi hỏi hành động đe dọa đến chính nền tảng chế độ của Assad. “Theo cách hiểu đó, những vụ tấn công này có lẽ quá hạn chế để làm được vậy”.

Cả 3 chuyên gia trên đều nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của Nga và Iran đối với chính quyền ông Assad.

Breedlove nói: “Hãy nhớ rằng Assad không đủ khả năng về tất cả những điều đang diễn ra quanh ông ta. Ông ta được tạo điều kiện, được trao quyền và khích lệ bởi Nga và Iran”.

“Nếu họ nói đừng làm điều này nữa, có lẽ ông ta sẽ không làm tiếp”, Crocker tỏ ý tán đồng, nhắc đến khả năng Moskva và Tehran kiểm soát việc Assad sử dụng vũ khí hóa học.

“Tôi sẽ lấy ví dụ cụ thể Iran”, cựu quan chức ngoại giao Mỹ nói, cho biết thêm rằng: “Tôi không thể tin người Iran hài lòng với việc này. Họ đã gánh chịu nhiều từ các vụ tấn công hóa học trong cuộc chiến Iran-Iraq. Họ biết nó như thế nào”.

Theo Yacoubian, dù còn chút giọng điệu hiếu chiến, Nga cũng có thể không có chút lợi ích nào khi leo thang xung đột với Mỹ về Syria và có thể có khuynh hướng hạn chế việc sử dụng vũ khí hóa học của Assad vì những lý do riêng.

Mattis là một trong số ít thành viên nội các Mỹ chưa nếm mùi cơn giận của ông Trump. Ảnh: Reuters
Mattis là một trong số ít thành viên nội các Mỹ chưa nếm mùi cơn giận của ông Trump. Ảnh: Reuters
Vậy những cuộc tấn công cho biết điều gì thêm về chính quyền Trump?
Khi được hỏi liệu phản ứng của Mỹ có thể được xem là dấu hiệu cho thấy Lầu Năm Góc dưới quyền Bộ trưởng Quốc phòng James Matttis đã ủng hộ một phản ứng cẩn trọng và phối hợp, hơn là lời kêu gọi ban đầu của Nhà Trắng rằng cần hành động nhanh, các chuyên gia trên đều tỏ ý bác bỏ cách diễn giải như vậy, ít nhất đến thời điểm hiện nay.

Crocker cho rằng, bản chất và quá trình thực hiện vụ tấn công chứng tỏ rằng Matttis hiện đang nắm giữ vai trò quan trọng. “Khá rõ ràng rằng ông ta có thể khiến tổng thống bình tĩnh trong thời điểm hiện nay. Không nhiều người có thể làm được điều đó”, chuyên gia này nói.

Cựu chỉ huy NATO Breedlove, người từng từ chối can dự vào các hoạt động chính trị, đã khen ngợi Matttis và Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng của Mỹ.

“Điều mà người ta chứng kiến ở đây là 2 nhà lãnh đạo quân sự tuyệt vời đã đưa ra lời khuyên cho ông chủ - tổng tư lệnh của họ, và vị tổng tư lệnh đã ra quyết định dựa trên lời khuyên ấy. Thành thật mà nói, tôi nghĩ rằng họ đã hành động đúng”.

Các chuyên gia tự hỏi liệu Trump có tiếp tục lưu tâm những lời cố vấn từ các nhà lãnh đạo quân sự của mình hay không, nhất là khi nhân vật theo đường lối cứng rắn John Bolton trở thành cố vấn an ninh quốc gia.

Nhiều người tự hỏi liệu Bolton sẽ sắm vai trò gì trong việc định hình chính sách đối ngoại của Mỹ. Ảnh: Imago
Nhiều người tự hỏi liệu Bolton sẽ sắm vai trò gì trong việc định hình chính sách đối ngoại của Mỹ. Ảnh: Imago

Cũng được quan tâm không kém là việc liệu ê kíp mới thành lập của Trump gồm người đứng đầu Lầu Năm Góc Mattis, Bolton và Mike Pompeo - nhân vật sắp sửa được xác nhận là tân ngoại trưởng, có giải quyết được điều mà cựu đại sứ Mỹ tại Syria Crocker gọi là vấn đề cơ bản của chính quyền nước này. Đó là: “Hiện vẫn chẳng có chiến lược nào về Syria tại Washington”.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.