Vùng đất hai cổng trời...

Bài, ảnh: Nguyên Khoa

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News

(Baonghean) - Keng Đu trong tiếng Thái có nghĩa là vùng đất của gỗ đinh hương. Nằm ở độ cao hơn 1.100 mét so với mặt nước biển, quanh năm mây phủ trắng. Đồng bào Khơ Mú, Thái ở dải đất phên dậu miền Tây này vẫn tự hào quê mình có hai cổng trời, sừng sững và vững chãi như cây đinh hương giữa mây ngàn gió núi.

Xuất phát từ lúc 4h sáng tại Thị trấn Mường Xén, chúng tôi bắt đầu hành trình đến với Keng Đu vào một buổi sáng đầu xuân. Trời mù sương, con đường từ Quốc lộ 7 rẽ vào các xã Phà Đánh, Huồi Tụ, Đoọc Mạy uốn lượn quanh vách núi dựng đứng. Từ cổng trời Na Loi, ngoái đầu nhìn lại, thấy con đường vừa đi bé xíu như một sợi dây vắt vẻo lưng chừng núi. Vượt tiếp những dốc núi dựng ngược, những đoạn cua tay áo gấp khúc, chúng tôi mới đến được chân cổng trời Huồi Lê, cửa ngõ của xã Keng Đu. Hơn 9h sáng nhưng trời đất vẫn mờ sương. Phía đỉnh Huồi Lê, mặt trời bắt đầu ló, soi rọi những rẫy ngô trĩu bắp, những luống hoa cải nở vàng phía triền núi và những đám mây trôi chầm chậm len lỏi qua những mái nhà sàn bạc phếch.

Càng lên cao, càng lạnh. Gió lồng lộng, xe đi như xuyên qua cung mây. Mất gần 30 phút mới lên được đỉnh cổng trời. Già làng Lương Phò Làng chân bước thoăn thoắt từ ngôi nhà sàn dưới vực lên đón khách. Đôi mắt tinh anh, khuôn mặt hiền, đôi tay chai sạn, già nắm chặt tay chúng tôi như những người thân lâu ngày. Già tâm sự, những ai vượt được cổng trời Huồi Lê đều là khách quý của dân làng, là những người anh em. Vừa nói, già dắt chúng tôi lên ngôi nhà sàn bạc phếch, được trang trí bằng những mảng màu xanh đỏ ở đầu kèo theo đặc trưng của người Khơ Mú. Ngồi trên nhà sàn, rít điếu thuốc từ chiếc tẩu đã sờn, già làng Lương Phò Làng chỉ tay về phía thung lũng…

Cổng trời Huồi Lê
Cổng trời Huồi Lê

Nơi đó, cách đây hơn 20 năm là những rừng hoa anh túc. Đất đai Huồi Lê, Huồi Pía tốt tươi, quanh năm mây quấn, rất hợp với cây thuốc phiện. Mùa thu, chỉ cần vãi hạt xuống cây nảy mầm sinh sôi lớn nhanh như thổi. Cuối năm, chỉ cần lấy dao chích nhựa bán là có tiền tiêu. Thuốc phiện khiến nhiều nhà có tiền nhưng cũng sinh đủ thứ tệ nạn. Nhà nào trồng thuốc phiện cũng có bàn đèn, nhiều người nghiện ngập... Đến năm 1995, Nhà nước bắt đầu tuyên truyền xóa bỏ cây thuốc phiện. Huyện lập đoàn, xã lập tổ vào từng nhà vận động bà con không trồng thuốc phiện nữa. Ngày đó, Lương Phò Làng được giao làm tổ trưởng xóa bỏ cây thuốc phiện bản Huồi Lê. “Người Khơ Mú cũng có cái lý như người Mông, trồng cây thuốc phiện để bán làm thuốc, lại có tiền nên không ai muốn bỏ cây thuốc phiện. Nhưng khi thấy ta vác rạ đi phá hết 3 rẫy thuốc phiện của nhà ta rồi phá tiếp của mấy anh em ruột nữa thì bà con cũng bắt đầu làm theo. Mất khoảng 4 năm thì Huồi Lê sạch bóng cây thuốc phiện, các thung lũng khác trong xã Keng Đu như Huồi Phuôn, Hạt Tà Vén, Khe Linh, Kẹo Cơn cũng dần xóa được cây hoa anh túc”, già làng Lương Phò Làng vừa kể chuyện vừa mang một xấp giấy khen, bằng khen của tỉnh, huyện về thành tích xóa bỏ cây thuốc phiện được ông nâng niu, trân trọng bọc kín trong xấp túi bóng đặt giữa chiếc rương gỗ màu nâu. Chúng tôi hiểu rằng, đó là thành quả của những tháng ngày trèo đèo, lội suối, tìm đến từng nương trại thuyết phục người dân từ bỏ cây thuốc phiện theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”.

Câu chuyện của già làng bản Huồi Lê dẫn chúng tôi lạc về một miền đất lạ. Ở độ cao hơn 1.100 mét so với mặt nước biển, ngoài cổng trời Huồi Lê, người dân Keng Đu còn tự hào bởi quê mình có thêm cổng trời Khe Linh. Nếu như Huồi Lê là “cổng mở” thì Khe Linh là “cổng đóng”. Dãy Huồi Linh cao sừng sững nhưng chỉ toàn là núi trọc bao trọn một vòng đất trời Keng Đu. Đứng trên cổng trời Khe Linh có thể nhìn thấy rõ ràng bản làng của nước bạn Lào. Chỉ đi thêm một đoạn nữa, qua con khe nước là đã đặt chân đến địa phận nước bạn. Trước đây, khi tình hình mua bán ma túy ở nước bạn đang phức tạp, nhiều huyện, xã của Kỳ Sơn trở thành điểm nóng vì ma túy thẩm lậu từ bên kia biên giới thì Keng Đu vẫn khá yên lành. “Cũng nhờ cổng trời Khe Linh cao vút. Chỉ cần đứng trên đỉnh là có thể kiểm soát hết mọi động tĩnh xung quanh nên không ai dám đưa ma túy qua đây. Vì thế cổng trời Khe Linh còn được bà con dân bản gọi là cổng đóng”, anh Lương Văn Ngoan, cán bộ văn phòng xã Keng Đu vừa cẩn thận dắt chiếc xe máy Honda lên dốc cổng trời vừa giải thích.

Người dân Keng Đu phát triển nghề đan lát thủ công
Người dân Keng Đu phát triển nghề đan lát thủ công

Quả thật, hiếm có vùng đất nào đặc biệt như Keng Đu. Trong tiếng Thái và Khơ Mú, Keng Đu có nghĩa là vùng đất của cây gỗ đinh hương. Ở rất cao so với mặt nước biển, khí hậu ở Keng Đu rất khắc nghiệt, ban ngày nắng như thiêu như đốt, nhưng ban đêm có khi rét đến 0 độ C. Trước đây, vùng đất này là thủ phủ của loài gỗ quý này, tên gọi của xã cũng lấy theo tên gọi của bản Keng Đu, nơi có nhiều gỗ nhất vùng. Quá trình khai thác của con người đã khiến loài cây này cạn dần và sắp tuyệt chủng. Hiện nay, ở bản Keng Đu, dự án phục hồi rừng đinh hương đang được lực lượng kiểm lâm và người dân thực hiện, những cây gỗ nhỏ đang phát triển nhưng để trở thành rừng, dự kiến cũng phải mất cả trăm năm nữa. Keng Đu cũng là thủ phủ của người Khơ Mú ở miền Tây xứ Nghệ, với 9/10 bản có 100% đồng bào Khơ Mú sinh sống. Những năm trước đây, tỷ lệ hộ nghèo ở xã biên giới này lên đến hơn 90%.

Sau khi xóa bỏ được cây thuốc phiện, công cuộc xóa nghèo ở dải đất địa đầu này còn gian nan hơn nhiều. Nói về công cuộc đi lên của Keng Đu, lại nhớ đến câu chuyện của ông Bùi Trầm, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn, cách đây gần 10 năm, khi đường vào Keng Đu chưa thông xe ô tô, đoàn cán bộ của huyện phải đi bộ gần 2 ngày trời mới vào được đến trung tâm xã. Vừa đến bản Huồi Phuôn, gặp ngay câu khẩu hiệu “Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Keng Đu quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Cả đoàn ai cũng cười thầm và câu chuyện về câu khẩu hiệu này được đưa ra bàn trong các cuộc họp sau đó của huyện Kỳ Sơn với xã Keng Đu. Mục tiêu của Keng Đu là phải thay đổi tư duy, từng bước thoát nghèo, mỗi bản phải xây dựng được vài mô hình kinh tế chứ không thể nghĩ đến chuyện công nghiệp hóa, hiện đại hóa được… Cũng từ câu khẩu hiệu đó mà cán bộ xã Keng Đu từng bước thay đổi nhận thức, bắt đầu nghĩ đến chuyện thoát nghèo dựa vào điều kiện của từng bản làng. Từ đây, phong trào xây dựng các mô hình kinh tế bắt đầu nở rộ.

Già làng Lương Phò Làng nói chuyện cùng bà con dân bản Huồi Lê.
Già làng Lương Phò Làng nói chuyện cùng bà con dân bản Huồi Lê.

Người đầu tiên biết “làm kinh tế” ở Keng Đu là gia đình ông Tang Phò Lan ở bản Hạt Ta Ven. Từ 1 con trâu của gia đình, ông Lan vay tiền của Ngân hàng Chính sách xã hội, mua thêm mấy con trâu giống nữa về nuôi để nhân đàn. Ban đầu, trâu được nuôi thả rông nhưng khí hậu quá khắc nghiệt, bị bệnh dịch, sau đó, ông học cách làm chuồng trong vùng trại C5, nuôi nhốt và vỗ béo trâu rồi dựng trang trại nuôi tập trung. Hiện nay, gia đình ông đã có đàn trâu 30 con, 5 con bò, 10 con lợn, 100 con gà. Từ mô hình này, người dân Keng Đu bắt đầu nhận thấy những tiềm năng của mình là nuôi trâu vỗ béo, lợn đen, gà thả đồi. Cán bộ xã cũng quyết tâm phổ biến, xây dựng mô hình để phát triển kinh tế hộ gia đình theo hình thức trang trại, gia trại. Cách làm ở Keng Đu là Nhà nước hỗ trợ con giống và kỹ thuật cho các mô hình, Ngân hàng Chính sách xã hội mạnh dạn cho vay vốn để người dân phát triển.

Từ 10 mô hình có sự hỗ trợ ban đầu của Nhà nước ở 10 bản, đến nay đã có thêm 38 hộ dân tự bỏ tiền và vay vốn ngân hàng xây dựng được trang trại, gia trại để nuôi trâu, bò, dê, lợn đen, gà thả đồi. Nếu như trước đây, người dân không dám vay vốn ngân hàng hoặc vay tiền chỉ để chống đói, để mua gạo nấu rượu thì hiện nay, người dân Keng Đu thi nhau vay vốn để mua trâu, bò về nuôi. Theo ước tính của chị Vi Thị Khuyên, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kỳ Sơn, tổng dư nợ ở xã Keng Đu là gần 8 tỷ đồng, cao gấp nhiều lần so với cách đây 5 năm. Hầu như không có nợ xấu, bà con hàng quý đều trả lãi ngân hàng đầy đủ, điều này chứng tỏ đồng vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội phát huy hiệu quả ở mảnh đất vẫn được ví là xứ sở của ruồi vàng, bọ chó bằng thành ngữ “ruồi vàng, bọ chó, gió Keng Đu”.

Ông Lương Văn Ngam, Chủ tịch UBND xã Keng Đu khẳng định, ngoài việc thay đổi tư duy thì một trong những nhân tố để Keng Đu dần thoát nghèo là sự giúp đỡ của các cơ quan, ban, ngành. “Trong nhiều năm qua, Keng Đu được Sở GTVT nhận giúp đỡ. Bên cạnh các đợt trao tặng quà như máy tính xách tay, bàn ghế, gạo, chăn màn, xi măng làm đường thì Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Hồng Kỳ cũng đã nhiều lần lên đây khảo sát để tìm cách giúp đỡ Keng Đu và rất tâm huyết với bà con ở đây”, vừa kể chuyện, chủ tịch xã vừa chỉ tay về những bụi tre xanh tốt phía chân đồi. Đây là thành quả của hơn 1.000 gốc tre Bát độ lấy măng được Sở GTVT tặng năm 2013, đến nay, người dân Keng Đu đã phát triển loại cây này trở thành một trong những đặc sản của địa phương. Cùng với đó, từ 15 con dê giống được trao ban đầu, đến nay đã có thêm 15 con khác ra đời, đàn dê phát triển và phong trào nuôi dê hàng hóa bắt đầu manh nha ở Keng Đu. Năm 2014 vừa qua, Sở GTVT tiếp tục hỗ trợ thêm 50 con dê giống cho người dân nghèo Keng Đu phát triển chăn nuôi. Bên cạnh thế mạnh đồi núi để phát triển chăn nuôi, hiện nay, người dân Keng Đu đã bắt đầu quen dần với việc trồng ngô lai trên đất dốc, trồng lúa nước ở thung lũng dưới các con khe. Hiện, cả xã có hơn 20 ha lúa nước, diện tích ngô lai trên rẫy đang tiếp tục được dân bản mở rộng từng ngày.

Lại nhớ, trong chuyến làm việc, tiếp xúc cử tri ở xã Keng Đu mới đây, đồng chí Lê Quang Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy và đoàn công tác đã rất vui mừng khi nghe cán bộ xã Keng Đu khẳng định mỗi năm, Keng Đu phấn đấu giảm khoảng 8% hộ nghèo. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã vẫn còn gần 67%, nhưng so với con số gần 90% như trước đây thì quả là một kỳ tích. Trong câu chuyện bên lề buổi tiếp xúc cử tri hôm đó, Bí thư Đảng ủy xã Lô Văn Mằn và các già làng, trưởng bản nói vui rằng, Keng Đu từng bước thoát nghèo còn nhờ Chỉ thị 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. “Trước đây cán bộ uống rượu nhiều lắm. Người Khơ Mú sống với rượu từ nhỏ mà. Khi mô cũng trong trạng thái say say. Nay thì khác rồi. Buổi sáng, buổi trưa không ai uống rượu nữa, công việc giải quyết nhanh hơn. Cán bộ, đảng viên mà ít uống rượu thì người dân cũng giảm uống đi nhiều. Ai cũng lo làm ăn, không say sưa như trước nữa”, Trưởng bản Khe Linh Xeo Phò Phăn tâm sự. Còn Bí thư Đảng ủy Lô Văn Mằn thì khẳng định, cái được lớn nhất từ ngày thực hiện Chỉ thị 17 là tác phong, nền nếp của cán bộ, đảng viên thay đổi, công việc trôi chảy, giải quyết nhanh hơn khiến bà con dân bản cũng tin tưởng, phấn khởi…

Chúng tôi chia tay Keng Đu khi những cành đào đá bên hiên nhà của đồng bào Khơ Mú đã chúm chím nụ, những bông hoa mơ, hoa mận đã bung lên trong cái nắng dịu đầu xuân. Câu chuyện về vùng đất có 2 cổng trời, về sự đổi thay trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân ở nơi “thâm sơn cùng cốc” này chắc chắn sẽ còn được nói đến rất nhiều. Nhất là khi, vào cuối tháng 12/2014 vừa qua, Bộ Tài chính đã cho phép thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua lối mở Keng Đu, bãi tập kết hàng hóa, các lực lượng đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát hải quan cũng như các lực lượng quản lý khác của Nhà nước cũng đã sẵn sàng. Trong tương lai không xa, khi lối mở trở thành cửa khẩu thì chắc chắn, hai cổng trời ở Keng Đu sẽ đều là “cổng mở”, vùng đất biên viễn này sẽ trở nên sầm uất. Đồng bào dân tộc Khơ Mú và Thái là những người tiên phong phát triển kinh tế, xã hội vùng cửa khẩu, họ được nắm tay các bạn Lào chung điệu múa lăm vông hát bài ca kết đoàn. Chúng tôi tin, ngày đó không còn quá xa!

tin mới

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Được ví như những người “truyền lửa” thắp sáng những giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số, hiện những người cao tuổi ở miền Tây xứ Nghệ vẫn ngày đêm trao truyền những giá trị văn hoá của dân tộc mình với mong ước bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau.

Ông Lang Vi Tịnh kể chuyện xưa của dòng họ cho cháu gái của mình. Ảnh Thành Chung

Chuyện về một dòng họ nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ở  miền núi tỉnh Nghệ An, dòng họ Lang Vi được xem là "danh gia vọng tộc" với 3 đời liền có thành viên giữ chức Tri phủ phủ Tương Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, dòng họ Lang Vi cũng đã và đang có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 30/7, trong chương trình công tác tại Nghệ An, Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ, huyện Quế Phong và hộ nghèo tại xã Thông Thụ, huyện Quế Phong.

Điểm tái định cư

Người dân vùng lũ Kỳ Sơn thấp thỏm chờ tái định cư

(Baonghean.vn) - Cơn lũ quét lịch sử vào tháng 10/2022 đã khiến hàng trăm hộ dân Kỳ Sơn bị mất nhà cửa. Sau gần 1 năm chờ đợi, người dân vùng lũ vẫn chưa có nơi ở mới, nhiều hộ buộc phải dựng nhà tạm để sống trong khi mùa mưa lũ lại sắp cận kề.

Lê rừng

Xã vùng cao Kỳ Sơn vào mùa thu hoạch lê rừng

(Baonghean.vn) - Những ngày này, nhiều hộ dân ở xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) đang vào mùa thu hái mắc coọc (lê rừng). Đây là một loại cây ăn quả đặc trưng của đồng bào người Mông nên rất được người mua ưa chuộng.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

(Baonghean.vn) - Sáng 14/7, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy tới dự Lễ khánh thành cầu dân sinh bản Phà Mựt và khởi công cầu dân sinh bản Nhôn Mai, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương. Đây là các công trình do lực lượng Bộ đội Biên phòng Nghệ An kêu gọi, xây dựng hỗ trợ người dân vùng biên.

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

(Baonghean.vn) - Giữa những ngày nắng gắt, 35 hộ đồng bào Đan Lai ở bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông bất ngờ đón niềm vui khi được nhận quà tặng từ đoàn công tác chính quyền các cấp và tấm lòng hảo tâm của Nhóm thiện nguyện Niềm tin.

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) -  Được đưa vào khai thác từ năm 2022, điểm du lịch Hội Nguyên ở xã Yên Thắng, huyện Tương Dương có sức hút đối với nhiều người. Về đây, du khách được hòa mình vào sông nước, núi rừng và có được những giờ phút thư giãn, trải nghiệm thú vị.
Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

(Baonghean.vn) -  Là tộc người đã định cư ở Việt Nam hơn 400 năm, với số dân gần 1,4 triệu người, đông thứ 8 trong các dân tộc ở Việt Nam, nhưng tộc danh của người Mông vẫn chưa được công chúng hiểu và đọc , viết cho đúng. Ở Việt Nam, người Mông thường được gọi là “Hơ-Mông” hoặc “Mèo” ; còn trên các văn bản viết, người ta có khi viết “H’mông”, HMông, có khi lại viết Mông, Mèo. Như vậy, đâu mới là cái tên đúng nhất về dân tộc này và vì sao lại có những cách gọi , đọc, viết khác nhau như vậy? Bài viết dưới đây của một người Mông giải thích rõ về điều này.
Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

(Baonghean.vn) - Thời điểm này đang vào mùa nước đổ ở Puxailaileng. Bà con bước vào vụ sản xuất mới trên những thửa ruộng bậc thang. Cuộc sống, sinh hoạt và cảnh sắc dưới “nóc nhà” miền Tây xứ Nghệ hiện lên như tranh vẽ, làm xao xuyến bất cứ ai khi ghé thăm.
ff

'Trốn nắng' ở vùng sinh thái Con Cuông

(Baonghean.vn) - Dòng sông Giăng xanh mát, thác nước Khe Kèm như mát xa vào thân người tắm ở giữa vùng rừng Con Cuông (Nghệ An) là những điểm đến lý thú để du khách "trốn nắng" hiệu quả trong mùa Hè. Đến đây du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc do đồng bào chế biến và hòa mình vào tiếng khèn, khắc luống cùng điệu múa sạp sôi động.
Động lực mới phát triển miền Tây

Động lực mới phát triển miền Tây Nghệ An

(Baonghean) - Động lực mới với chính quyền và người dân nơi miền Tây Nghệ An khi Quốc hội phê duyệt Nghị quyết về “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” và Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết triển khai thực hiện.
Món rêu đá ngày Tết

Hấp dẫn, thơm ngon món mọc rêu đáy sông gói lá chuối ngày Tết

(Baonghean) - Từ nhiều đời nay, rêu đá ở dưới đáy các sông, suối trên thượng nguồn sông Lam được người dân miền núi xứ Nghệ xem như một loại thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày. Đặc biệt đối với đồng bào người Thái, rêu đá còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn truyền thống, ngon và đặc sắc trong dịp lễ, Tết.
Người có uy tín vùng đồng bào DTTS.

Tuyên dương 200 người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào DTTS ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số đã phát huy vai trò tích cực, có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh nói chung và các huyện miền núi nói riêng. Họ chính là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với đồng bào các DTTS, nhân dân vùng miền núi.
ảnh đại diện ý kiến

Những thủ lĩnh nơi bản làng miền Tây xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) luôn tiên phong, đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động đồng bào áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăn nuôi; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Về dự Hội nghị tuyên dương người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Nghệ An lần thứ 2, năm 2019 diễn ra vào chiều 15/10, các đại biểu gửi gắm nhiều tâm nguyện từ thực tiễn.
Có không gian vừa thoáng mát, vừa yên tĩnh dường như đã tạo cảm hứng đọc sách cho các em học sinh

Dãy nhà chờ độc đáo cho giáo viên và học sinh vùng cao Nghệ An

(Baonghean.vn) - Điểm Trường Tiểu học bản Khổi, thuộc Trường Tiểu học Tam Thái (Tương Dương - Nghệ An) chỉ có 2 phòng học, không có phòng chờ cho giáo viên và phòng đọc sách cho học sinh. Phụ huynh nơi đây đã cùng nhau góp tre, nứa, lá cọ để dựng lên những nhà chờ đẹp mắt, thân thiện.