Xã hội đòi hỏi nghề giáo sự nỗ lực, nghề giáo đòi hỏi một sự cảm thông

(Baonghean.vn) - “Không có tượng đồng, bia đá, không có gì là oanh liệt, nhưng làm tròn nhiệm vụ là anh hùng”! Đấy là phát biểu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho nghề giáo.
Xã hội đòi hỏi nghề giáo sự nỗ lực, nghề giáo đòi hỏi một sự cảm thông ảnh 1Tác giả:Nguyễn Khắc AnBút danh:Cua đồng
Người còn nói, “Không có thầy giáo thì không có giáo dục, Không có giáo dục thì không nói gì đến phát triển kinh tế, văn hóa”.  Nhân ngày nhà giáo, ngẫm lại lời dạy của người thầy vĩ đại Hồ Chí Minh ngày 12 tháng 6 năm 1956 lại mặn chút nỗi niềm. Hơn 60 năm từ ngày Bác nhắn nhủ, vị trí người thầy đã và đang ở đâu? Xuất hiện bao nhiêu “anh hùng”? 
Hình như  xã hội chưa bao giờ “rời mắt” khỏi người thầy. Nhất cử nhất động đều được “camera xã hội” phân tích dưới những bộ tiêu chuẩn khắt khe gắn mác mô phạm. Ai cũng có thể phát biểu làu làu về vai trò vĩ đại của người thầy trong đời sống xã hội, tất nhiên cũng không ai đủ khờ dại để phỉ báng điều đó. Những câu như: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”;  “Không thầy đố mày làm nên” hay “Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” dày đặc trên báo tường, báo hình, báo viết và không thiếu trong vô số phải phát biểu chào mừng. 
Tuy nhiên giữa khẩu hiệu và hành động vẫn là một khoảng cách đủ để chúng ta rùng mình vì sợ vô cảm có thể lọt qua. Trên các bục giảng những người thầy giáo vẫn miệt mài giảng bài, xa tít những rẻo cao bao cô giáo hợp đồng vẫn lặng lẽ cõng con chữ về bản trong tâm trạng nơm nớp giảm biên!. Đành rằng cuộc sống không thể nhiều vần điệu như những lời răn dạy, nhưng liệu cuộc sống có nhất thiết phải giăng thật nhiều thách thức để người thầy phải vượt qua? Xã hội đòi hỏi người thầy phải sáng tạo nhưng liệu xã hội có đủ cởi mở cho đòi hỏi đó?.
Câu chuyện “giáo sư quần đùi” xách va ly về nước, câu chuyện ném đá hội đồng vào một người thầy 40 năm đeo đuổi “sách giáo dục công nghệ” liệu đã đủ sinh động để chúng ta hình dung về một góc của bức tranh thái độ? Chúng ta có quyền phỉ nhổ những gã biến thái khoác áo thầy, chúng ta có quyền lên án những cô giáo bạo hành học trò bằng hình phạt quái dị. Nhưng cô giáo bắt học sinh quỳ sai, còn phụ huynh bắt cô giáo quỳ trước mặt học sinh để trả đũa thì đúng ư? Không, đó không phải là hình phạt, đó là xúc phạm! Chỉ vì một vài cá biệt mà chúng ta thỏa hiệp với hành vi phỉ báng hình ảnh mọi người thầy? Đừng đùa, lịch sử hoàn toàn đủ cứ liệu để chứng minh một cách mạch lạc và công minh rằng quá trình phát triển ngàn năm của nhân loại gắn liền với quá trình phát triển ngàn năm của giáo dục. 
Xã hội thịnh hay suy, tiến bộ hay lụn bại đều tùy thuộc vào sự phát triển giáo dục mà xã hội đó áp dụng. Dung túng một nền giáo dục tha hóa là con đường nhanh nhất để tiễn chế độ đến với tha ma. Nuôi dưỡng một nền giáo dục tiến bộ là cách tốt nhất để cập bờ hạnh phúc. Giáo dục chính là hàn thử biểu của văn minh của nhân loại. Đừng quên chúng ta đang sống trong hành tinh từng có những người thầy vĩ đại như Khổng tử, như Aristotle hay Albert Einstein… Thật là một tổn thất cho lịch sử nước nhà nếu chưa từng có những người thầy như Chu Văn An,  Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, “La Sơn Phu Tử’ Nguyễn Thiếp… Lịch sử dân tộc cũng sẽ vĩnh viễn nhắc tên những người thầy vĩ đại như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, nhưng lịch sử cũng không bao giờ bỏ quên những cô giáo đang chui vào bao ni lông để vượt lũ đến trường. Vâng, dù ở đâu, dù chế độ xã hội nào thì người thầy vẫn là những tấm gương đáng tôn vinh và trân trọng. Có thể tôi và bạn chưa góp phần làm trong sáng những tấm gương ấy nhưng chúng ta cũng không nên, không được phép làm vẩn đục.
Chúng ta đòi hỏi rất nhiều ở người thầy nhưng liệu chúng ta đang mang đến cho người thầy được bao nhiêu? Tại sao nghề giáo vẫn không nằm trong danh sách ưu tiên lựa chọn của sinh viên? Tại sao cánh cổng trường sư phạm vẫn hờ hững với nhân tài? Bao giờ người thầy hết bận tâm với cơm gạo áo tiền để toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp trồng người? Những câu hỏi không chỉ của một ngày, không chỉ của một người. Nhỉ? Nếu chúng ta đang mắc nợ người thầy cũng có nghĩa là chúng ta đang mắc nợ tương lai. Xã hội đòi hỏi nghề giáo một sự nỗ lực, tất nhiên rồi. Nghề giáo đòi hỏi xã hội một sự cảm thông, tại sao không.

tin mới

Hạnh phúc số 0

Hạnh phúc số 0

(Baonghean.vn) - Có những người sống cả đời vẫn khó mà ngộ được chữ “có” và “không”. Nhiều khi cái “có” thành cái “không” nhẹ bẫng vô chừng, cái “không” thành cái “có” đến bất thình lình không lường trước được.

Tha thứ và khoan dung

Tha thứ và khoan dung

(Baonghean.vn) - Sự đẹp đẽ, cao thượng, vị tha nhất trên đời này không phải dành để đối đãi với người, mà đối đãi với chính mình. Khi buông xả thứ tha được cho nỗi giận hờn của chính mình, thì đồng thời mình đã đạt được cấp độ thứ tha cao hơn dành cho người.

Trao cho ai đó một cơ hội

Trao cho ai đó một cơ hội

(Baonghean.vn) - Tôi luôn tin rằng, cơ hội như một món quà, giá trị của nó được tiếp nối trường tồn nhờ việc người nhận quà biết ơn và tiếp tục trao gửi chúng đến những người cần khác.

Đâu rồi tinh thần tôn sư trọng đạo?

Đâu rồi tinh thần tôn sư trọng đạo?

(Baonghean.vn) -Thật đau đớn và xấu hổ khi xem những clip đang lưu truyền trên mạng xã hội về vụ việc một cô giáo bị một đám đông học sinh ẩu đả ngay trong không gian một lớp học được cho là ở Tuyên Quang.

Quá tải… chữa lành

Quá tải… chữa lành

(Baonghean.vn) -Chữa lành có thể được xem là nhu cầu của cả một thế hệ - khi con người quá căng thẳng với hiện thực đời sống nhiều bất ổn trong một thời gian dài. Nhưng càng đi vào “thị trường chữa lành”, càng thấy nhiều điều chệch hướng.

Chấp nhận mất đi

Chấp nhận mất đi

(Baonghean.vn) - Hạnh phúc đôi khi không phải là đón nhận sự tròn vẹn, viên mãn, mà rất nhiều khi ta cảm nhận được hạnh phúc nhờ biết cách chấp nhận mất đi. Chấp nhận mất đi là chấp nhận buông bỏ, chấp nhận như nó vốn có, chấp nhận những điều bất như ý. 

Điều không bình thường

Điều không bình thường

(Baonghean.vn) - Chúng tôi dành cho việc tìm hiểu điều kiện sống, nền nếp sinh hoạt học tập của các học sinh từ vùng sâu vùng xa về trung tâm huyện ở trọ để theo học cấp học THPT. Thấy ở đó, là những đứa trẻ thiếu vắng sự quản lý của gia đình.

Hạnh phúc cũng cần phải học

Hạnh phúc cũng cần phải học

(Baonghean.vn) - Muốn hạnh phúc cũng cần phải học đấy. Là học cách trân trọng thân tâm mình, học cách biết ơn vạn vật, học cách chấp nhận rồi vượt qua những buồn khổ trong đời, học cách tin vào những điều tốt đẹp.

Những đứa trẻ 'gánh' ước mơ người lớn

Những đứa trẻ 'gánh' ước mơ người lớn

(Baonghean.vn) - Ước sao đôi vai bé nhỏ của các con không oằn xuống vì ước mơ lớn lao của cha mẹ, mà thật sự thẳng lưng bước tới trên con đường tri thức bằng mong muốn của chính mình, dựa trên sự trợ lực và định hướng đầy yêu thương của đấng sinh thành.

Gỡ bớt mặt nạ ra, và sống!

Gỡ bớt mặt nạ ra, và sống!

(Baonghean.vn) - Có một làn sương mù mờ giáp ranh giữa mặt nạ và mặt thật, giữa nguỵ trang nhân cách và nhân cách, giữa cái tôi bản thể và cái tôi xã hội, giữa mạng ảo và đời thực… Làm sao để mặt nạ chỉ là một phần của bản thể chứ không ăn mòn nuốt chửng bản thể? Phải gỡ bớt mặt nạ ra, và sống!

Nói với con về tiền

Nói với con về tiền

(Baonghean.vn) - Tiền là thứ vô tri nhưng có quyền lực vô song. Tiền giá trị thế nhưng cũng hiểm nguy thế. Người lớn biết rõ vậy, sao lại không sớm dạy trẻ con để chúng thấu suốt, nuôi dưỡng khái niệm tiền bạc một cách đúng đắn? Nếu không biết cách kiểm soát tiền thì tiền sẽ kiểm soát chúng ta.

Chúng mình còn quá trẻ để buồn thêm…

Chúng mình còn quá trẻ để buồn thêm…

(Baonghean.vn) - Xã hội ngày càng tân tiến hơn nhưng con người lại ngày càng thụt lùi hơn trong đời sống tinh thần. Họ yếu đuối, uỷ mị, dễ dàng để sự buồn nản kéo xuống dốc, năng lượng tích cực ít ỏi đến mức không đủ để vực họ dậy trong hố sâu chán chường.

Bảo vệ giấc mơ

Bảo vệ giấc mơ

(Baonghean.vn) - “Đừng bao giờ để ai đó nói rằng, con không thể làm được việc nào đó. Kể cả bố cũng không được phép nói thế. Con có một giấc mơ, con phải bảo vệ nó. Con muốn điều gì đó, hãy có được nó”.

'Tầm thường hoá' sự nổi tiếng

'Tầm thường hoá' sự nổi tiếng

(Baonghean.vn) -Sẵn sàng cởi đồ để livestream bán hàng thu hút được nhiều “mắt” xem; đăng video nói nhảm, thậm chí chửi bới dung tục, bậy bạ để hút view; nam giả nữ, nữ giả nam, mặc đồ sexy uốn éo trước màn hình; các “giang hồ mạng” lên Facebook, TikTok thách thức “xơi tái” người này người nọ…

Học cách lắng nghe

Học cách lắng nghe

(Baonghean.vn) - Từ bé đến lớn, chúng ta được dạy nhiều về kỹ năng nói chuyện, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm người đối thoại say mê bằng ngôn ngữ; nhưng còn một kỹ năng quan trọng khác nữa mà phần lớn trong chúng ta đều thiếu: Kỹ năng lắng nghe!

Đừng áp đặt!

Đừng áp đặt!

(Baonghean.vn) - Cách thực hiện thí điểm mô hình tiên tiến trên diện rộng đã đặt phụ huynh vào tình thế khó xử. Vì vậy nên cân nhắc hạn chế việc thí điểm trường tiên tiến theo diện rộng, để tránh sự áp đặt, dẫn đến thiếu tính nhân văn.

Cái giá của sự hoàn hảo

Cái giá của sự hoàn hảo

(Baonghean.vn) - Hạnh phúc chân thật thường rất giản dị, không cần bất kì ai công nhận; hạnh phúc giả vờ luôn cần nâng đỡ bởi những bong bóng ảo tưởng của lời khen.

Trung thu của người lớn

Trung thu của người lớn

(Baonghean.vn) - Có lúc, có nơi, Trung thu của người lớn là cuộc chạy đua về tiền tài, vật chất; dưới ánh trăng là những quy đổi sòng phẳng và không sòng phẳng về lợi ích. Ở đâu đó, Trung thu không còn là biểu tượng mà trở thành những vật thể hữu hình, ẩn chứa những tham vọng hữu hình.

Những mùa Trung thu cũ

Những mùa Trung thu cũ

(Baonghean.vn) - Có lẽ thời gian là thứ khiến mỗi chúng ta khi nhìn lại đều thấy khắc nghiệt nhất. Chớp mắt, những đứa trẻ lên chín, lên mười bỗng nhiên trở thành người lớn lúc nào không hay. Những mùa Trung thu cũ lùi xa dần, chỉ còn lại trong ký ức.

Trở thành chính mình

Trở thành chính mình

(Baonghean.vn) - Càng lớn, tôi càng nhận ra rằng, việc nhìn vào ai đó rồi noi theo để tạo tác thành một cái tôi giông giống, na ná họ không khó; điều khó nhất trên đời này là thực sự trở thành chính mình.

Phía sau đám cháy

Phía sau đám cháy

(Baonghean.vn) - Phía sau đám cháy là nỗi đớn đau và xót thương vô tận; là những hồi chuông gióng giả gõ vào nhận thức, lương tri và trách nhiệm của bộ máy công quyền và toàn xã hội; và là tình người - trọn vẹn tình người đã được trao đi với tất thảy ấm áp, yêu thương.

Định vị hạt lúa

Định vị hạt lúa

(Baonghean.vn) - Vấn đề đặt ra là cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn từ các cấp, ngành và người trồng lúa để triển khai diện rộng những giống lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, như vậy mới nhanh chóng định vị được vị thế hạt lúa, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Gieo hạt giống

Gieo hạt giống

(Baonghean.vn) - Sau những tháng ngày gắn bó với cơ sở, gần gũi sâu sát nhân dân, được thực tiễn công tác bồi dưỡng, họ - những cán bộ sở, ngành tăng cường về xã sẽ trở thành những hạt giống tốt!

Làm phượng thì múa…

Làm phượng thì múa…

(Baonghean.vn) - Câu dân gian xưa “làm phượng thì múa, làm nghê thì chầu” vẻ như khá sát để làm kinh nghiệm chọn nhà đầu tư tốt.

Nếu có một điều ước

Nếu có một điều ước

(Baonghean.vn) - Có câu chuyện vui ẩn dụ về sự tham lam vô tận của con người: Bụt hiện ra và cho ta một điều ước, ta sẽ ước gì? Loài người không ngần ngại mà nói ngay rằng: Con ước có nhiều điều ước hơn nữa!

Chọn ngồi thật yên

Chọn ngồi thật yên

(Baonghean.vn)-Chúng ta mải miết kết nối với cả thế giới, mong cầu hiểu tường tận về mọi sự trên đời, mà ít khi kết nối với chính bản thân mình-một tiểu vũ trụ tinh diệu, phức tạp, mầu nhiệm, với vô vàn những tinh cầu dễ tổn thương, cần được chở che bằng sự thấu hiểu đến tận cùng.

Chuyện của ngày mai

Chuyện của ngày mai

(Baonghean.vn) - Theo vận hành tự nhiên, ngày mai nhanh chóng trở thành hôm nay, tương lai nhanh chóng trở thành hiện tại… Nếu cứ ngồi yên một chỗ nghĩ bao điều viển vông mà chẳng có hành động cụ thể để biến chúng thành sự thật, thì ngày mai sẽ chẳng bao giờ đến. 

Quyền tự do thất bại

Quyền tự do thất bại

(Baonghean.vn) -Mọi người thường nghe và ngẫm nghĩ về sự thành công. Điều đó tốt thôi, song dưới góc nhìn cá nhân, tôi cho rằng chúng ta cũng cần tư duy cả về những thất bại nữa.

Lời nói tựa đao gươm…

Lời nói tựa đao gươm…

(Baonghean.vn) -Hai chuyện dậy sóng Facbook tuần qua có một điểm chung, đó là đều phải gánh chịu thị phi cay nghiệt của người đời. Thị phi không hình không ảnh mà sắc bén hơn tất thảy vũ khí trên thế gian này. Lời nói tựa dao găm, tựa gươm sắc, thoả sức buông tuồng vung vãi mà không màng hậu quả.