Rộn ràng ngày ông táo chầu trời

(Baonghean.vn) -Theo quan niệm dân gian, cá chép là phương tiện để ông Táo lên chầu trời, báo cáo những việc gia chủ đã làm trong năm qua. Vì thế, sáng 23 tháng chạp, tại các chợ trên địa bàn Thành phố Vinh và cả các con phố tấp nập cảnh mua bán đồ ông táo để hóa vàng và cá chép sống để phóng sinh.

Theo bác Thanh – một tiểu thương bán hàng mã trong chợ Hưng Dũng thì Tục thờ cúng ông Táo có nguồn gốc từ truyền thuyết mỗi tháng vua bếp lên trời một lần để báo cáo chuyện mỗi nhà với thiên đình. Nhờ đó thiên đình mới biết hết chuyện dương gian, từ chuyện làm ăn tới việc sinh hoạt của mỗi nhà, từ việc hay tới việc dở. Về sau, tục tiễn đưa ông Táo về trời thay vì mỗi tháng một lần chỉ còn lại ngày 23 tháng chạp hàng năm.

Rộn ràng ngày ông táo chầu trời ảnh 1

Bộ vàng mã cúng ông Táo gồm hai mũ táo ông và một mũ táo bà, ba cái áo bằng giấy và con cá chép.

Rộn ràng ngày ông táo chầu trời ảnh 2

         Lễ cúng ông táo được nhiều người chuẩn bị từ sáng sớm.

Rộn ràng ngày ông táo chầu trời ảnh 3

   Hàng cá chép sống được bán trong ngày này cũng rất đắt khách.

Chuyện ông Táo ở Việt Nam gắn liền với sự tích về ba vị thần Thổ Công (trông coi việc bếp), Thổ Địa (trông coi việc nhà cửa), Thổ Kỳ (trông coi việc chợ búa). Người dân rất coi trọng ba ông thần này vì cho rằng 3 thần này mang lại cho họ thần tài, may mắn trong năm. Chính vì thế, đến ngày này, từ sáng sớm, nhà nào cũng có lễ cũng tiễn đưa ông táo. Ngoài hương hoa, tiền vàng áo mã, cá chép sống là vật được nhiều bà nội trợ mua cúng và phóng sinh. Và vì tính phổ biến của ngày này nên “cung” mặt hàng cúng ông táo được bán rất nhộn nhịp trên thị trường. Nhiều quầy hàng vốn không phải là quầy bán vàng mã cũng tranh thủ bán kèm ít đồ ông táo. Nhiều chị bán hàng rong như chị Thanh quê ở Thanh Hóa chuyên bán hàng nhựa cũng tranh thủ ngày 23 để chuẩn bị cá chép sống bán dọc các con phố.

Người ta thường mua hai mũ Táo Ông có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời.

 

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá chở ông Táo lên chầu Trời.  

Thu Huyền

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.