Mừng thọ người cao tuổi - Nét đẹp đạo hiếu nghĩa

(Baonghean.vn) - Mỗi độ Tết đến, xuân về, cùng với việc tổ chức các lễ hội truyền thống nhằm làm phong phú hơn đời sống tinh thần thì lễ mừng thọ cho những cụ tròn tuổi cũng được tổ chức trang trọng ở nhiều nơi.  Tục mừng thọ người cao niên, ông bà, cha mẹ, người thân là nét đẹp của đạo hiếu nghĩa, đậm chất nhân văn. Bởi nó thể hiện sự tôn trọng, tấm lòng hiếu thảo cũng như đạo lý “Kính già, già để tuổi cho”.

Mùa xuân năm nay, cụ ông Nguyễn Đình Huấn (Khối 10, hị trấn Dùng, Thanh Chương) tròn 100 tuổi. Cụ rất vui vì có lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban đại diện Hội NCT tỉnh và địa phương đến tận nhà động viên, tặng quà, chúc thọ đầu xuân. Vui hơn, hơn 60 con, cháu, chắt của cụ trong Nam, ngoài Bắc, Tết này đều tề tựu đông đủ. Cụ xúc động cho biết: “Sống được chừng này tuổi được coi là đại thọ. Đó là cái phúc lớn mà tôi được hưởng. Con cái đều trưởng thành, cháu, chắt ăn học đến nơi, đến chốn là niềm hạnh phúc lớn. Đặc biệt, các con đều hiếu thảo, biết “kính trên nhường dưới”. Hàng ngày, các con đều bận bịu, bản thân tôi tự sắp xếp lịch sinh hoạt, cố gắng tập dưỡng sinh, giữ gìn sức khỏe, đánh cờ tướng rèn luyện trí tuệ, giữ cho mình luôn minh mẫn để không phiền đến các con, các cháu...”

Lễ mừng Thọ bà Nguyễn Thị Lưu (xóm 2, Thanh Tường)

Tết này, chi hội người cao tuổi xóm 2, xã Thanh Tường (Thanh Chương) có 7 cụ  cụ chẵn tuổi. Sáng mồng 4 Tết, xóm đã mời các cụ đến hội trường xã tham gia lễ mừng thọ. Các cụ được nghe thư chúc thọ của lãnh đạo địa phương, được nhận giấy mừng thọ của Hội NCT Việt Nam và chi hội tổ chức trao giấy chứng nhận “Tuổi cao gương sáng” cho các cụ mẫu mực. Dịp này, chi hội NCT đã phát động con cháu đóng góp vào quỹ “Phụng dưỡng ông bà, cha mẹ” để phục vụ các hoạt động như: thăm hỏi các cụ lúc ốm đau; giúp đỡ các cụ hoàn cảnh khó khăn và tổ chức lễ mừng thọ cho các cụ vào dịp đầu Xuân. Đáp lại những tình cảm cao quý đó của địa phương, của con cháu giành cho mình, các cụ cũng tự nguyện góp kẹo, bánh, trà... để chung vui. Anh Nguyễn Hữu Thân, có mẹ là Nguyễn Thị Hồng năm nay thượng thọ 80 cho biết: “Tổ chức mừng Thọ tập thể cho các cụ như thế này quả thật rất vui và ấm áp. Đây là dịp để con cháu thể hiện lòng hiếu nghĩa với cha, mẹ nên rất ủng hộ quỹ “phụng dưỡng ông bà, cha mẹ”...” Bản thân anh, ngoài xung phong đóng góp 500.000đ vào quỹ của chi hội, mua bánh, kẹo, trầu cau khao thọ còn mừng tuổi 7 cụ trong xóm, mỗi cụ 100.000đ.

Trụ sở UBND xã Hưng Đông (TP.Vinh) ngày mồng 5 Tết trang hoàng rực rỡ với cờ, hoa, nhộn nhịp người vào ra. Hôm nay, chính quyền địa phương tổ chức lễ mừng Thọ cho các cụ chẵn tuổi. Lễ mừng thọ do hội người cao tuổi đứng ra chủ trì và các tô chức đoàn thể tham gia. Ngoài việc chuẩn bị quà tặng, Hội NCT xã và các cấp, ngành, địa phương đã có kế hoạch, kịch bản để cùng gia đình tổ chức lễ mừng thọ một cách trang trọng. Đội văn nghệ của khu dân phố được huy động phục vụ buổi lễ; con cháu tặng cụ áo lụa, khăn xếp đỏ, những lời chúc mừng trường thọ. Tất cả mang lại những tình cảm ấm áp, động viên cụ sống “vui, khỏe, có ích”.

Xóm 2, Thanh Tường tổ chức lễ mừng Thọ cho các cụ đến tuổi

Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013, toàn tỉnh có 37.919 cụ thuộc diện được tặng quà chúc thọ, mừng thọ với tổng số tiền trên 7 tỷ 547 triệu đồng. Trong đó, các cụ tròn 100 tuổi được tặng 5m vải lụa và 500 nghìn đồng, các cụ tròn 85 tuổi, 90 tuổi, 95 tuổi mức quà 300 nghìn đồng, các cụ tròn 70 tuổi, 75 tuổi, 80 tuổi được tặng mức quà 200 nghìn đồng. Ngoài ra, toàn tỉnh (19/20 đơn vị) có 38 người cao tuổi tiêu biểu được tặng mức quà mỗi cụ 1 triệu đồng.

Lễ mừng thọ được coi là nghi lễ truyền thống trong dân gian thể hiện sự kính trọng và lòng hiếu thảo của con cháu đối với các bậc cao niên. Đây là những hoạt động và việc làm thiết thực nhằm động viên các cụ sống vui, sống khỏe, sống có ích, tiếp tục cống hiến công sức và trở thành những tấm gương giáo dục con cháu chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, một số gia đình tổ chức rình rang, tiệc khao thọ lên đến cả trăm mâm gây tốn kém, lãng phí. Thiết nghĩ, cũng như đám cưới, đám tang, việc tổ chức lễ mừng Thọ cũng cần thực hiện theo nếp sống văn hóa mới ở khu dân cư, đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, vui vẻ, không phô trương, hình thức.

Bài, ảnh: Duy Nam

tin mới

Trần Thị Trâm.

Người mẹ được cụ Phan gọi là Quốc mẫu và chuyện chiếc khăn tay tiễn con xuất dương

(Baonghean.vn) - Một người phụ nữ nhỏ bé, được giáo dục dưới sở học và lễ nghĩa phong kiến, nhưng bằng tài hoa, khí phách và lòng yêu nước vô bờ, đã vượt qua bao gian truân để 3 lần sang Xiêm mua vũ khí cho nghĩa quân. Đó là bà Trần Thị Trâm - người được cụ Phan Bội Châu khâm phục gọi là Quốc mẫu, "Tiểu Trưng", là nữ kiệt đất Hồng Lam.
Ném pao

Bản làng người Mông nô nức vào hội ném pao

(Baonghean.vn) - Dịp đầu năm mới, khắp các bản làng người Mông ở vùng cao Nghệ An lại nô nức bước vào hội ném pao. Đây là nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng người Mông mỗi dịp Tết đến Xuân về, đồng thời cũng là thời điểm các nam thanh nữ tú tìm hiểu nhau để nên duyên vợ chồng.
Người Mông Nghệ An

Lợn trong đời sống người Mông Nghệ An

(Baonghean.vn) - Nếu như các dân tộc khác coi việc chăn nuôi lợn là để phục vụ đời sống đồng thời mang lại nguồn thu nhập cho gia đình, thì một số người Mông ở Nghệ An cho rằng lợn chỉ được dùng để giết thịt phục vụ cho các ngày lễ, Tết.
Bà Sầm Thị Vinh (áo trắng, ngoài cùng bên trái) dạy các thành viên trong CLB các làn điệu dân ca Thái. Ảnh: Chu Thanh

Người lưu giữ làn điệu dân ca Thái

(Baonghean.vn) - Đến với bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, già trẻ, trai gái trong bản không ai không biết đến bà Sầm Thị Vinh (1950), một trong số ít người “lưu giữ” được nhiều làn điệu dân ca của đồng bào dân tộc Thái.