Thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí - Danh tướng, danh thần kiệt xuất

(Baonghean) - Trong cuộc đời làm quan phụng sự 4 triều vua Lê suốt 37 năm liên tục, từ 1460 - 1497 (Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông và Lê Thánh Tông), Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí không chỉ là một võ tướng tài ba mà còn là một danh thần kiệt xuất. Ghi nhận công lao của ông, năm 1990, Bộ VHTT đã ra quyết định công nhận đền thờ ông tại xã Nghi Hợp (huyện Nghi Lộc) là di tích lịch sử cấp quốc gia. Hàng năm, lễ hội đền Nguyễn Xí được tổ chức từ ngày 29/1 đến 1/2 (ÂL) là một trong những lễ hội lớn của xứ Nghệ nhằm tưởng nhớ công đức của Nguyễn Xí.

Nguyễn Xí sinh năm Đinh Sửu (1397) tại làng Thượng Xá, huyện Chân Phúc (nay là xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc). Thân phụ của Nguyễn Xí là Nguyễn Hội và thân mẫu là Vũ Thị Hạch. Hai ông bà sinh được hai người con trai: Nguyễn Biện là anh, Nguyễn Xí là em.

Năm lên 9 tuổi, Nguyễn Xí đã mồ côi cả cha lẫn mẹ, ông đành rời bỏ quê hương theo anh trai ra đất Lam Sơn, Thanh Hoá. Nước nhà trong cảnh giặc Minh xâm lược, năm 1416, Lê Lợi dấy nghĩa chống giặc ngoại xâm bằng việc cùng 18 chiến hữu mở hội thề Lũng Nhai. Hai anh em Nguyễn Biện, Nguyễn Xí đều có mặt. Đầu năm Mậu Tuất (1418), ngọn cờ khởi nghĩa phất cao ở Lam Sơn, anh em Nguyễn Biện, Nguyễn Xí chính thức trở thành nghĩa quân. Năm đó, Nguyễn Xí 21 tuổi, đã cùng anh trai và các chiến hữu lập công đầu trong các trận đánh ở Lạc Thuỷ, Mường Thôi, Mỹ Mỹ thuộc các vùng thượng lưu sông Chu. Ông được Lê Lợi tin tưởng giao cho chỉ huy những trận chiến có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đặc biệt, sau khi chiến thắng Chi Lăng, Xương Giang kết thúc thắng lợi, đất nước hoàn toàn giải phóng sau 20 năm chìm đắm dưới ách thống trị của giặc Minh, năm 1428, Bình Định vương Lê Lợi lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Thuận Thiên. Nguyễn Xí lúc đó trở thành một trong số đệ nhất khai quốc công thần và được nhà vua thăng chức “Long hổ thượng tướng quân, suy trung bảo chính công thần” và được ban quốc tính thuộc họ Lê, gọi là Lê Xí.

                                          Lễ hội Đền Nguyễn Xí năm 2012.

Trong vương triều nhà Lê, Nguyễn Xí là người giữ nhiều chức vụ trọng yếu, góp phần to lớn để xây dựng đất nước và củng cố chế độ nhà Lê. Đặc biệt, khi vương triều nhà Lê bị lâm vào cảnh lục đục (1459), Nguyễn Xí đã lập mưu giả mù để diệt trừ bọn phản loạn. Ông nén lòng dẫm chết đứa con trai chưa đầy tuổi của mình để dẹp bỏ mối nghi ngờ của bọn phản nghịch, làm nên việc lớn: ông đưa Lê Tư Thành tức Lê Thánh Tông lên ngôi (trước lấy niên hiệu là Quang Thuận sau đổi là Hồng Đức). Từ đó triều đại nhà Lê bước sang một trang sử mới, được sử sách đánh giá đây là vương triều toàn diện nhất trong chế độ phong kiến nước ta.

Trong cuộc đời làm quan phụng sự 4 triều vua Lê suốt 37 năm liên tục từ 1460 – 1497, Nguyễn Xí không chỉ là một võ tướng tài ba mà còn là một nhà chính trị lỗi lạc đối với quốc nội và quốc ngoại thời kỳ đó. Trong lịch sử phong kiến nước nhà hiếm có một bề tôi nào lại được nhà vua tôn trọng, quan tâm chu đáo đến tận những ngày cuối đời như ông. Lê Thánh Tông còn viết bài Chế dụ dành tặng cho Nguyễn Xí với lời lẽ hết sức trân trọng: "… Xét Nguyễn Xí đây, khí độ trầm hùng, tính người cương đại. Giúp Cao Hoàng khi mở nước, trăm trận gian nan. Phò tiên tri khảo lúc thủ thành, hết lòng giúp rập. Ra vào hết chức phận tướng văn tướng võ. Trước sau giữ trọn tiết làm tôi, làm con. Giữ mình có đạo, hồn nhiên như ngọc chẳng khoe tươi. Nghiêm mặt ở triều, lẫm liệt như thanh gươm mới tuốt. Các quan đều tưởng mộ phong thái. Bốn biển đều ngưỡng vọng uy danh...".

Ngày Giáp Thìn 30 tháng 10 năm Ất Dậu (1465) Nguyễn Xí tạ thế, hưởng thọ 69 tuổi. Nhà vua khi nghe tin đã bỏ ba ngày ngự triều và than rằng: "Từ khi khai quốc đến nay chẳng ai được như ngươi". Linh cữu của ông được quàn tại Điện Kính Thiên. Trước ngày phát tang, các quan văn võ đại thần đều hội tế theo nghi lễ quốc tang. Sau đó linh cữu ông được chuyển về quê nhà ở Thượng Xá để an táng. Nhà vua còn truy tặng ông tước Thái Sư cương quốc công Thụy nghĩa vụ. Đến các triều vua sau tiếp tục phong cho ông mức cao nhất "Thượng thượng đặng tôn thần".

Với những cống hiến lớn lao cho đất nước, cho nhân dân, Nguyễn Xí đã được tôn vinh không chỉ lúc sinh thời với những chức tước trọng yếu khác nhau, mà sau khi qua đời công lao của ông vẫn được tỏa sáng. Hai năm sau khi ông mất nhà vua cho dựng đền thờ ông theo chế độ Quốc lập và Quốc tế, sai trạng nguyên Nguyễn Trực viết văn bia để khắc vào bia đá. Đền thờ Nguyễn Xí được trùng tu quy mô nhất vào những năm 20 của thế kỷ XX do sự điều khiển của vị quản tộc là Tú tài hàn lâm viện đại chiếu Nguyễn Huy Côn. Hiện đây là khu di tích được xếp vào loại nguy nga nhất trên đất Nghệ An, được Bộ Văn hoá xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia năm 1990. Lễ mừng công để tưởng nhớ đến vị danh thần kiệt xuất của dân tộc Cương quốc công Nguyễn Xí được tổ chức hàng năm vào dịp 30 tháng Giêng, mồng 1, mồng 2 tháng 2 âm lịch đã được nâng cấp thành lễ hội lớn của xứ Nghệ. Năm 1997, vào dịp kỷ niệm 600 năm Ngày sinh Nguyễn Xí, tỉnh Nghệ An phối hợp Trung tâm KHXHNV quốc gia tổ chức hội thảo về ông. Năm 2005, Đài Truyền hình Việt Nam làm phim về Nguyễn Xí với tiêu đề “Người hai lần khai quốc”. Năm 2011, Nhà xuất bản Nghệ An cùng Hội đồng gia tộc đại tôn Nguyễn Đình đã tái bản lần thứ hai cuốn “Cương quốc công Nguyễn Xí tộc phả di huấn phụ lục”. Vào dịp Lễ hội Đền Nguyễn Xí 2012, khu lăng mộ thân phụ, thân mẫu và mộ Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí đã được nâng cấp to, đẹp hơn bằng kinh phí trên 2 tỷ đồng của con cháu và du khách gần xa công đức.

Thanh Thủy

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.