Cả chi bộ cùng lo cho dân…

(Baonghean) - Với tài “dân vận khéo” của chi bộ đảng, cùng sự  tiên phong gương mẫu của cán bộ đảng viên, từ một xóm dân góp, đời sống gặp nhiều khó khăn, xóm 9 (Hồng Sơn - Đô Lương) đã vươn lên trở thành đơn vị dẫn đầu trong mọi phong trào, hoạt động...

Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh những giàn mướp đắng trĩu quả, những công trình “ý Đảng, lòng dân”: Nhà văn hóa xóm, đường giao thông nông thôn, đường nội đồng, ông Nguyễn Thanh  Cúc - Bí thư chi bộ kiêm xóm trưởng xóm 9, khoe: Tất cả các con đường, tuyến mương này đều có sự chung tay đóng góp của người dân. Khi chúng tôi hỏi về “bí quyết” trong huy động sức dân, ông bộc bạch: Có gì to tát đâu, chi bộ có 7 đảng viên thôi nhưng ai cũng gương mẫu làm trước thì làng nước ắt đồng lòng theo sau. Chẳng hạn như trong phát triển kinh tế, toàn xóm có 101 hộ, 415 khẩu chủ yếu là dân góm từ các xóm lại  phân bố rải rác trên 5 quả đồi, ruộng nương mỗi năm chỉ trồng được một vụ lúa nên nghèo vẫn hoàn nghèo. Giữa bộn bề khó khăn, câu hỏi làm gì để giúp nhân dân trong xóm tăng khá, bớt nghèo luôn là nỗi trăn trở của cấp ủy chi bộ.

Sau nhiều năm tìm tòi, học hỏi đưa nhiều loại giống cây về trồng, đến năm 2008, ông Cúc đã trồng thử nghiệm thành công cây mướp đắng tại gia đình với diện tích 500m2, một năm 2 vụ cho thu nhập bình quân 20 triệu đồng. Ông Cúc bàn với cấp ủy chi bộ triển khai cho gia đình đảng viên gương mẫu trồng trước, rồi chia sẻ thành công cùng với nhân dân trong xóm triển khai làm đại trà. Đến nay, 100% hộ dân trong xóm đều trồng cây mướp đắng, cho thu nhập cao, hộ ít thì 10 - 15 triệu đồng/vụ, hộ nhiều 30 - 45 triệu đồng/vụ. Bên cạnh đó còn có củ đậu, bí… Từ phong trào trồng mướp đắng ở xóm 9 đã lan ra các xóm khác, hiện nay toàn xã Hồng Sơn có 30 ha trồng mướp đắng.

Chỉ tay về phía những giàn mướp đắng đang vào thời kì cho thu hoạch, chị Nguyễn Thị Xuân - một người dân xóm 9 phấn khởi cho biết: Từ ngày học theo các bác đảng viên trồng mướp đắng, gia đình tôi mới có “của ăn, của để” lo cho con cái học hành…”. Chi bộ còn chỉ đạo các chi hội đoàn thể nòng cốt là Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ nhân rộng mô hình chăn nuôi trâu bò, gà thả đồi, đến nay nhà ai cũng có dăm ba con bò, vài trăm con gà. Xóm 9 cũng là đơn vị duy nhất của xã Hồng Sơn hoàn thành thắng lợi việc dồn điền đổi thửa theo Chỉ thị 02 của BTV Tỉnh ủy, từ 6 vùng nương đồi hóc chọ xuống còn 3 vùng.

Khi đời sống nhân dân đã đi vào ổn định, từ thực tế xóm xa trung tâm, đường sá đi lại khó khăn, chưa có nhà văn hóa, thường phải mượn nhà dân để hội họp, chi bộ bắt đầu triển khai chủ trương huy động sức dân để xây dựng xây dựng nhà văn hóa, mở rộng đường giao thông nông thôn. Khi huyện có chủ trương qui hoạch nâng cấp tuyến đường liên xã giữa Hồng Sơn và Bồi Sơn, có một phần nằm trên diện tích canh tác của bà con chia theo Nghị định 64, trong đó có 14 hộ dân trong xóm  phải mất đất. Bà con yêu cầu đền bù bằng tiền theo diện tích đất, nhưng chủ trương của huyện không đền bù bằng tiền mà đền bù bằng đất đã mất, mà thực tế xóm 9 hiện không còn 5% đất  dự phòng.

Vận động mãi mà bà con chưa thông, cuối cùng khi Bí thư chi bộ đứng ra nói với bà con “mở đường là cơ hội ngàn năm có một để mở mang nền kinh tế lâu dài của xóm” và cam kết “sẽ dành phần đất 6 khẩu của gia đình chia cho 14 hộ” thì nhiều người dân rất cảm kích. Bà con nói “Nếu 14 hộ mỗi người hiến một ít thì không việc gì nhưng nếu đồng chí xóm trưởng hiến cả thì chúng tôi không cam lòng”. Từ đó mọi người đều tự nguyện hiến đất mở đường mà không đòi hỏi bất cứ khoản đền bù nào. Trong quá trình làm đường giao thông liên xã Hồng - Bồi, nhân dân xóm 9 xã hiến 5.000m2 đất, trong đó gia đình bí thư kiêm xóm trưởng Nguyễn Thanh Cúc hiến 300m2 đất, em ruột ông là Nguyễn Thành Vinh hiến 500m2 đất, Phó Bí thư chi bộ Hồ Đình Nhị hiến 200m2 đất.

Nhờ làm tốt công tác dân vận, tuân thủ đúng quy chế dân chủ cơ sở “tiền đóng góp của dân, dù một đồng cũng phải công khai rõ ràng thu - chi, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả”,  nên được nhân dân trong xóm đồng tình ủng hộ cao. Đến nay, chi bộ đã lãnh đạo nhân dân làm được nhà văn hóa 3 gian cấp 4 khang trang, sạch đẹp với tổng kinh phí hơn 100 triệu đồng; 4.000m đường giao thông thôn xóm rộng 7,5m, 1.000m đường nội đồng rộng 4m, trong đó nhân dân đóng góp 80 triệu đồng, hiến 15m2 đất. Nộp đóng góp các loại quỹ, tiền điện, tiền ủng hộ hoạt động văn nghệ, thể thao… bà con đều tự giác tham gia tích cực, hiệu quả.

Trong câu chuyện rôm rả cùng bà con xóm 9, chúng tôi cũng chan hòa niềm vui chung  với thành quả mà nhân dân xóm nghèo nhất nhì xã Hồng Sơn đạt được ngày hôm nay. Toàn xóm có 37 hộ xây nhà mới, 90 hộ có xe gắn máy cùng nhiều đồ dùng hiện đại phục vụ nhu cầu cuộc sống như ti vi, tủ lạnh; thu nhập bình quân đầu người 20 - 25 triệu đồng, cao hơn bình quân của cả xã 15 - 17 triệu đồng. Nhiều gia đình phát triển kinh tế trang trại  trở thành những triệu phú nông dân ở vùng đồi.  Trong suy nghĩ chung của người dân xóm 9, “quả ngọt” ngày hôm nay có được trước hết là nhờ chi bộ đảng biết lo cho dân. 7 đảng viên của chi bộ là rường cột của phong trào, gương mẫu nói đi đôi với làm tạo sự đồng thuận giữa “ý Đảng và lòng dân” trong xây dựng nông thôn mới.

Khánh Ly

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.