Khảo cổ học dưới nước được đào tạo... trên cạn

Là đất nước có bờ biển dài, với trữ lượng di sản dưới lòng nước rất lớn. Tuy nhiên, Việt Nam lại chưa có ngành khảo cổ học dưới nước. Trong khi, cả thế giới và khu vực đang ồ ạt hướng ra biển thì ở ta, việc khai quật, khảo cổ học dưới nước mới chỉ dừng ở việc giải quyết theo từng vụ việc nhỏ lẻ.

Tháng 7 vừa qua, dù ngành khảo cổ đã khai quật thành công con tàu cổ dưới nước tại Bình Châu (Quảng Ngãi) nhưng trong 1 năm (kể từ khi phát hiện đến khi khai quật) cũng đã để thất thoát rất nhiều cổ vật. Giật mình nhìn lại, vì chưa có đội ngũ khảo cổ học dưới nước nên khi có vụ việc, chúng ta chỉ giải quyết theo tình thế.

Trước thực trạng này, những người quan tâm không khỏi băn khoăn lực lượng khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam bao giờ mới có? Báo NNVN đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Đình Chiến, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, về vấn đề này.

TS Nguyễn Đình Chiến

Là một quốc gia có vùng bờ biển dài, chiếm vị trí quan trọng trên con đường giao thương của nền văn minh châu Á, ông đánh giá thế nào về tiềm năng các di sản dưới nước ở ta?

Tiềm năng các di chỉ khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam rất lớn. Có thể thống kê ra bao nhiêu dấu tích, qua nghiên cứu những tàng thư ở Hà Lan, Pháp… nhưng việc xác định cụ thể không phải dễ. Có một số tổ chức nước ngoài đến Việt Nam giúp xây dựng bản đồ khảo cổ học dưới nước, nhưng chúng tôi không đồng ý. Bởi khu vực biển Việt Nam dài, nhưng có một số phạm vi thuộc quân sự, không vào được. Hơn nữa, nếu tìm ra, việc trông giữ rất tốn phí. Nếu không nhìn thấu đáo sẽ có thiệt hại không lường được. Ví dụ, như con tàu ở tọa độ X3, Bà Rịa - Vũng Tàu tốn gần 1 tỷ tiền trông giữ, nhưng khi khai quật thì hiện vật không còn, do con tàu đó đã bị ngư dân phá. Khi phát hiện ra thì phải khai quật, mà khai quật rất tốn phí. Con tàu ở Cà Mau do tôi chỉ đạo khai quật kinh phí 1 triệu USD. Trong khi đó, con tàu ở Cù Lao Chàm, liên doanh với nước ngoài, họ bỏ ra 6 triệu USD. Chi phí rất tốn kém.

Từ trước đến nay, những phát hiện khảo cổ học dưới nước ở ta đều là ngẫu nhiên từ những phát hiện của ngư dân. Vì phát hiện rồi nên bắt buộc phải xử lý.

Nhưng cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có ngành khảo cổ dưới nước. Theo ông điều này có đáng tiếc?

Đến nay, Việt Nam chưa hình thành ngành khảo cổ học dưới nước là quá muộn. Gần 20 năm qua, nhiều cuộc khảo cổ học dưới nước tập trung chỉ đạo là do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia thực hiện. Chúng tôi là những người được phân công là trưởng ban khai quật thì đều là những người được đào tạo khảo cổ học trên cạn.

Những năm gần đây có một số lớp tập huấn do về khảo cổ học dưới nước, như lớp của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia với Viện nghiên cứu Di sản văn hóa biển Hàn Quốc. Nhưng họ cũng chỉ đào tạo cho ta một số cán bộ mang tính chất tham quan, nghiên cứu. Còn nếu tổ chức một lớp kéo dài 15 - 20 ngày để lặn thì chưa giải quyết được việc gì. Nếu muốn hình thành ban khai quật khảo cổ học dưới nước thì cần có đầu tư, từ chủ trương đến cơ sở, rất tốn kém về trang thiết bị, tầu thuyền, thiết bị lặn, chuyên gia, những người được đào tạo lặn…

Về lâu dài, theo ông, nên có hướng đào tạo cho ngành này không?

Ở Việt Nam, khảo cổ học dưới nước còn hạn chế do chưa có tổ chức riêng, chưa được đầu tư, chưa có đội ngũ, đào tạo chuyên gia. Chúng tôi là chuyên gia bất đắc dĩ, chỉ am hiểu lĩnh vực cổ vật, khi thợ lặn đưa lên thì chúng tôi sẽ phát biểu, xác định hiện vật là loại hình gì, thời nào, niên đại ra sao. Việc đào tạo chuyên gia, xây dựng cơ sở, trang thiết bị tàu thuyền, lặn… cần có chính sách dài hơi. Ở các nước láng giềng như Trung Quốc, trung tâm khảo cổ học dưới nước đặt ở Quảng Đông, nhưng trực thuộc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Bắc kinh. Hay như Hàn Quốc, họ xây dựng Viện Nghiên cứu di sản biển quốc gia…

Xin cám ơn ông!

"Hy vọng, sẽ có một lớp được đào tạo bài bản về khảo cổ học dưới nước để đội ngũ này giữ được di sản như con tàu ở Bình Châu. Những con tàu khác của chúng ta phải đem bán đấu giá. Bởi chúng ta vay tiền để khai quật khảo cổ, xong thì phải bán để trả lại. Nhưng công ước quốc tế không khuyến khích cái đó. Một là bảo tồn tại chỗ, hai là tìm hình thức phù hợp, bởi đó là di sản của quốc gia", TS Nguyễn Đình Chiến.

Theo NNVN - NM

tin mới

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.