Không nên áp đặt mô hình cho nhà tránh lũ

Không nên áp đặt mô hình mà cần hướng dẫn cho người dân kỹ thuật làm nhà để đảm bảo chống lũ và chịu được bão.
Sau những trận bão lớn và lũ lịch sử tại miền Trung hồi cuối năm 2013, hàng ngàn nhà dân bị sập đổ, tốc mái. Nhiều huyện ở tỉnh Quảng Bình như Bố Trạch, Quảng Trạch có đến 90% nhà ở tốc mái. Đến thời điểm trước Tết Nguyên đán, nhiều ngôi nhà vẫn chưa được xây dựng lại để đón năm mới. Nhiều người tỏ ra lúng túng chưa biết xây dựng như thế nào để có thể vừa chống bão, vừa tránh lũ. Mô hình nhà ở nào bền vững cho người dân vùng bão lũ miền Trung vẫn là vấn đề thời sự được bàn luận nhiều tại các hội thảo, trong các đề án của cơ quan quản lý, các nhà chuyên môn.
â
Mô hình nhà chòi chống lũ tại Hà Tĩnh
Kiến trúc sư Bùi Đức Huy, Câu lạc bộ kiến trúc sư trẻ Quảng Trị cho rằng, người dân vùng bão lũ không thể rời bỏ bỏ làng mạc ruộng đồng nên việc tạo lập một không gian sống thích nghi an toàn và phù hợp với khả năng tài chính của người dân là cần thiết.
Câu lạc bộ kiến trúc sư trẻ Quảng Trị đề xuất mẫu nhà có diện tích sàn 25m2 bên cạnh ngôi nhà truyền thống, với kiến trúc 2 tầng. Trong đó, tầng trệt tận dụng làm bếp và công trình phụ, cầu thang bên ngoài phía trước hiên nhà. Tầng hai có sàn bê tông cốt thép, mái lợp tôn có giằng chống bão.
Theo Kiến Trúc sư Bùi Đức Huy, mẫu nhà này đáp ứng các yếu tố chống bão và tránh lũ có giá thành khoảng 75 triệu đồng. Trong mô hình này, có thể ứng dụng công nghệ hầm bioga vào để nối khu vực chuồng trại với khu vực nấu nướng để có thể sử dụng điện trong suốt mùa mưa lũ. Cầu thang mở bên ngoài để có thể thoát nạn kịp thời và neo đậu thuyền cứu hộ-những chiếc thuyền nan rất phổ biến ở vùng trũng.
Ông Lê Anh Đức, người dân thôn Tiên Phong, xã Quảng Tiên, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình có nhà ven sông Gianh, cho biết: Sau khi được nhà nước hỗ trợ 16 triệu đồng xây dựng chòi tránh lũ, gia đình ông vay thêm ngân hàng chính sách xã hội và bỏ thêm để xây dựng căn nhà kiên cố bằng bê tông cốt thép, trị giá 55 triệu đồng. Trải qua 2 năm bão và lũ lịch sử, căn nhà đều đứng vững.
Về kinh nghiệm xây nhà này, ông Lê Anh Đức chia sẻ: “Diện tích sử dụng 12 m2 dưới có 6 trụ, có dầm, từ đất lên mặt sàn cao 2,8m và độ cao từ mặt sàn lên nóc là 2,5 m. Trên tầng có xây thêm một bể nước”.
Thực tế, thời gian qua việc xây dựng nhà ở vùng bão lũ miền Trung thiếu sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, tính liên kết trong ngôi nhà không cao. Các bộ phận kết cấu cũng như bao che không chặt chẽ, dễ bị gió lùa. Vì vậy, giải pháp được nhiều nhà chuyên môn cho rằng xây dựng nhà cho vùng bão lũ miền Trung, là tăng cường cường tuyên truyền hướng dẫn cũng như giám sát trong quá trình xây dựng. Đối với mô hình nhà ở cần áp dụng triệt để các giải pháp xây dựng, gia cố công trình, xây dựng công trình theo mô thức tạo các lõi cứng phù hợp với điều kinh tế của người dân.
Thời gian qua, Chính phủ đã giao cho Bộ Xây dựng triển khai thí điểm xây dựng nhà tránh lũ cho người dân 14 tỉnh miền Trung với 700 căn nhà, qua khảo sát đều phát huy hiệu quả.
Ông Vũ Xuân Thiện, Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản-Bộ Xây dựng cho biết: Bộ Xây dựng đang trình Chính phủ đề án chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh bão lụt khu vực miền Trung. Theo đó, sẽ có 40 ngàn hộ nghèo và cận nghèo ở 14 tỉnh, thành phố miền Trung được hỗ trợ kinh phí và vốn vay ưu đãi xây dựng ngôi nhà kiên cố tránh thiên tai. Có 2 đối tượng được hỗ trợ là hộ nghèo xây dựng nhà tránh lũ và hộ nghèo xây dựng nhà vừa tránh bão vừa tránh lũ.
Theo dự thảo Đề án, sẽ hỗ trợ làm hai khoản: Một là, 10 triệu đồng cho những hộ cư trú ở vùng khó khăn, nhưng chỉ có lũ và lụt không và những vùng đặc biệt khó khăn là 12 triệu đồng; Hai là cho vay là 15 triệu đồng, thời hạn vay 10 năm, lãi suất 3%/năm. Còn những vùng có cả bão lẫn lũ, sẽ hỗ trợ 14 triệu đồng, khu vực đặc biệt khó khăn là 16 triệu đồng và vay là 15 triệu đồng.
Theo nhiều chuyên gia, Bộ Xây dựng, chính quyền địa phương không nên áp đặt mô hình xây chòi tránh lũ hay một mô hình kiến trúc cố định, nhưng cần phải hướng dẫn cho người dân kỹ thuật làm thế nào để đảm bảo chống lũ và chịu được bão./.
Theo vov

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.