Đưa ẩm thực Nhật đến Thành Vinh

(Baonghean) - “Đi ăn sushi đi!” hay “Cuối tuần, ăn thử sukiyaki nhé!”… Những lời hẹn hò ấy đã trở nên quen thuộc của nhiều bạn trẻ TP. Vinh hiện nay. Ẩm thực Nhật Bản đã hiện hữu ở thành phố này mấy năm gần đây, trở thành làn gió mới, làm đa dạng thêm xu hướng ẩm thực của người dân phố thị…

Hẹn Lê Thị Kiều Trang - chủ nhà hàng Hanabi (180 Nguyễn Văn Cừ) vào thời điểm xế chiều, mới thấy sức hút của ẩm thực Nhật Bản đối với giới trẻ Thành Vinh mạnh mẽ hơn tôi tưởng . Nhà hàng với hai dãy bàn dài chật kín khách hàng, đa số là bạn trẻ, một số ít là những khách hàng trung niên, vẻ như là người ngoại quốc. Cô chủ trẻ Lê Thị Kiều Trang tất bật giữa những hóa đơn của khách, dành cho tôi khoảng trò chuyện ngắn ngủi, hướng mắt về phía dãy bàn người nước ngoài, khẽ chia sẻ: “Các chú ấy là người Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… đến từ các khu công nghiệp. Khách quen của nhà hàng mình đấy!”.
Khách hàng của nhà hàng Hanabi trên phố Nguyễn Văn Cừ.
Khách hàng của nhà hàng Hanabi trên phố Nguyễn Văn Cừ.
Năm nay, Lê Thị Kiều Trang tròn 27 tuổi, là cựu sinh viên của Khoa tiếng Nhật, Đại học Ngoại thương Hà Nội và sau đó, từng có thời gian du học về Kinh tế đối ngoại ở Úc. Trang dành tất cả đam mê cho văn hóa Nhật Bản nói chung, ẩm thực Nhật Bản nói riêng và dẫn đến quyết định táo bạo là mở một nhà hàng kinh doanh món ăn xứ sở hoa anh đào trên đất Nghệ An. Tôi hỏi, khi mở nhà hàng cách đây tròn 2 năm, bạn có hình dung những khó khăn của người tiên phong trong lĩnh vực mới mẻ và dường như… không tưởng này không? Trang thẳng thắn: “Mình chưa bao giờ nghĩ mình là người tiên phong hay gì tương tự thế cả, chỉ công nhận rằng, quyết định mở nhà hàng Nhật Bản ở thành phố chúng ta là quyết định táo bạo và liều lĩnh. Trước đó, mình có thời gian dài nghiên cứu, suy nghĩ rất kỹ càng, nhưng khi bắt tay vào làm thì dường như tất cả phải dò dẫm lại từ đầu”.
Sự cẩn thận ấy là cần thiết, bởi thói quen ăn uống người Nghệ An có nhiều khác biệt với ẩm thực xứ hàn đới. Trước hết, là thường dùng những món cay, nóng, gia vị đậm đà, trong khi đó, món Nhật thường thiên về cách sơ chế tối giản để giữ nguyên hương vị thực phẩm ban đầu. Gia vị cho món Nhật cũng chiều theo khẩu vị người Nhật với những dashi, misho, wasabi, tamari…, mùi vị rất đặc trưng. Còn gia vị cho món ăn người Việt nói chung, người Nghệ An nói riêng với những gừng, hành tăm, mùi, riềng, sả… gần như tách biệt hoàn toàn với lối chế biến ẩm thực Nhật Bản, không thể kết hợp với nhau được.
Khi xây dựng thực đơn hoàn toàn là các món ăn Nhật Bản, Lê Thị Kiều Trang đã phải trăn trở và thử nghiệm nhiều cách chế biến khác nhau, cốt sao để hài hòa phù hợp với khẩu vị của thực khách”. “Là người yêu văn hóa Nhật Bản, hơn ai hết, tiêu chí của mình là tôn trọng hồn cốt của ẩm thực Nhật, với quan niệm hướng về thiên nhiên. Ngoài gia vị đặc trưng phải nhập từ Hà Nội và thậm chí, nhập trực tiếp từ Nhật Bản, còn các loại rau, củ, quả… mình chọn lọc từ các làng rau ngoại Thành Vinh, qua các khâu bảo quản, vệ sinh thực phẩm khắt khe kết hợp với món ăn của nhà hàng” - Kiều Trang cho biết. 
Còn với những khách hàng của Hanabi, họ có rất nhiều lý do để lựa chọn dùng bữa tại nhà hàng. Bạn Lê Thị Khánh Hòa (A2, Quang Trung), vui vẻ chia sẻ: “Mình và các bạn đến nhà hàng rất nhiều lần rồi, ban đầu vì tò mò, sau rồi, thấy khẩu vị dần hợp hơn với các món ăn. Chúng mình đã thử gần hết các món trong thực đơn, và đều thích thú bởi chúng không chỉ đẹp mắt, ngon miệng mà còn đáp ứng được nhu cầu về sức khoẻ: ít béo, ít ngọt, và sử dụng nhiều các loại rau, đậu…”.
Mặt khác, một lý do được nhiều người dân ở Vinh tin tưởng tìm đến nhà hàng của Kiều Trang, là bởi chế độ hậu mãi, chăm sóc khách hàng được nhà hàng rất chú trọng. Ở Hanabi, có riêng một đội marketting được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, tìm hiểu, lắng nghe những nguyện vọng, đánh giá của khách hàng để từ đó có những thay đổi phù hợp, làm hài lòng thực khách. Sự cầu thị ấy của Trang đã giúp cho Hanabi - một nhà hàng Nhật Bản giữa Vinh, ghi điểm trong lòng khách hàng, và tồn tại, phát triển song song với những phong cách ẩm thực dân dã, truyền thống như cháo lươn, bánh bèo, các món nướng… trên đường Nguyễn Văn Cừ nhộn nhịp.
Bài, ảnh: Phương Chi

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.