Bài học đối ngoại của Hoàng đế Quang Trung

Cứ vào mùng 5 Tết Nguyên đán, Lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức để kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa đánh tan 29 vạn quân Thanh, một trong những chiến thắng ngoại xâm hào hùng nhất trong lịch sử dân tộc.
Cứ vào mùng 5 Tết Nguyên đán, Lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức để kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa đánh tan 29 vạn quân Thanh
Cứ vào mùng 5 Tết Nguyên đán, Lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức để kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa đánh tan 29 vạn quân Thanh
Trong truyền thống lịch sử giữ nước của mình, người Việt Nam từng biết mở đầu và cũng biết kết thúc chiến tranh một cách thông minh, thoả đáng nhất. Hơn 200 năm trước đây, Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ từng đã nêu một tấm gương điển hình xuất sắc.
Ông mở đầu cuộc chiến tranh giữ nước chống quân xâm lược phương Bắc bằng đòn tấn công sét đánh giáng vào 29 vạn quân Thanh đang chủ quan hợm hĩnh, coi thường nước lân bang nhỏ bé sát nước mình và ngay sau đó, lại biết kết thúc chiến thắng bằng một sách lược chính trị-ngoại giao mềm dẻo nhưng vẫn giữ vững nguyên tắc không khoan nhượng, bảo vệ đến cùng, ở mức độ vững chắc nhất sự an toàn lãnh thổ và vị thế quốc gia của mình.
Không có chuyện triều cống ngay theo lệ cũ, dù chỉ là một hình thức lễ tiết bề ngoài, mà là một loạt những cuộc thương thuyết thực chất để thiết lập một mối bang giao kiểu mới trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi, trong những điều kiện hoà bình bền vững. Tình hình thực tế lúc ấy là sau khi tướng Tổng binh Tôn Sĩ Nghị bị đại bại, chạy về Trung Quốc sau chiến dịch Đống Đa, vua Càn Long đã ra lệnh tổ chức một đạo quân viễn chinh mới, gồm 50 vạn người, dự kiến cho Tổng đốc Lưỡng Quảng là Phúc Khang An làm tổng chỉ huy.
Vua Càn Long ngoài mặt làm ra vẻ kiên quyết đánh phục thù, nhưng trong lòng không khỏi băn khoăn, lo âu: Nếu quân Thanh lại đại bại lần nữa thì tình hình sẽ đi đến đâu? Ở trong nội địa Trung Quốc lúc bấy giờ, Thiên Địa Hội – một tổ chức chống Mãn Thanh – sẽ khai thác thất bại này để phát động một cuộc tổng công kích chống triều đình. Và những đám binh không phục triều đình, vẫn thường gây rối ở vùng duyên hải, lại có toán từng đã liên kết với quân Tây Sơn, ắt cũng sẽ không in lặng trước thời cơ đó. Càn Long đã hỏi viên cận thần là Hoà Khôn về dự kiến đánh trả thù Quang Trung, thì Hoà Khôn tâu: Từ trước đến nay, Trung Quốc chưa bao giờ đắc chí về An Nam. Chứng cứ lịch sử là ba đời Tống, Nguyên, Minh rút cục đều thua bại cả. Gương ấy còn sờ sờ trước mắt.
Càn Long nghe cũng thấy đúng nhưng nếu không biểu thị được sự trừng phạt đối với Quang Trung dám đánh bại quân Thiên triều thì các nước chư hầu khác ở lân cận sẽ nghĩ thế nào về nhà Thanh?
Càn Long đang lúng túng trước cái nghịch lý lớn ấy thì ở Việt Nam, vua Quang Trung đã cấu thành xong một định hướng mới để mở đầu cho giai đoạn hậu chiến. Nhà vua nói với đình thần: “Các tướng sỹ đã hoàn thành xong nhiệm vụ vẻ vang, bây giờ ngoài Ngô Thì Nhậm, không ai sẽ làm tốt hơn được nhiệm vụ mới”.
Thế là Ngô Thì Nhậm được cử dẫn đầu sứ bộ sang Thanh hiệp thương để mở đầu cho một thời hoà bình mới. Thanh triều nhận được tờ sớ của Tổng đốc Phúc Khang An dâng biểu do Ngô Thì Nhậm gửi sang, nói rõ: “Sứ thần và cống phẩm của nước Nam đã sẵn sàng trước ải Nam Quan, chỉ chờ lệnh của đại Hoàng đế là qua biên giới sang Yên Kinh, bàn thảo việc hoà hiếu giữa hai nước”. Phúc Khang An sợ phải cầm binh sang Việt Nam gây chiến lần nữa, nên có lời tâu riêng, thỉnh cầu vua Thanh chấp nhận đề nghị này.
Càn Long trong tình trạng lúng túng cũng nuốt hận tạm thoả mãn với lời xin lỗi của kẻ thắng trận đã “vô ý”  đánh bại quân đội của Thiên triều. Tóm được cơ hội để tuyên bố chẳng còn lý do gì để dùng binh đánh trả thù nữa, Càn Long ra lệnh giải tán đạo quân viễn chinh mới tập hợp. Đó là sự kiện diễn ra khoảng cuối tháng Hai năm Kỷ Dậu (1789).
Sử ta cũng như sử Tàu còn ghi những chi tiết cụ thể mà cuộc thương thuyết giữa hai bên đã đạt được để mở đầu cho một thời kỳ hòa bình bền vững. Việc cho mở cửa quan để đón nhận sứ thần nhà Tây Sơn đã mở ra một bước trong việc khôi phục lại quan hệ bang giao giữa hai nước Việt-Trung sau chiến tranh.
Qua đây, chúng ta thấy người anh hùng áo vải Quang Trung tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789) đã dùng binh lực để đập tan 29 vạn quân xâm lược của nhà Thanh, thì chỉ một tháng sau, ông dùng con đường ngoại giao để thủ tiêu ý chí tái xâm lược của 50 vạn quân thù đang ngấp nghé biên cương của Tổ quốc. Đến tháng 4 năm Kỷ Dậu, Thang Hùng Nghiệp từ Trung Quốc viết cho phía Việt Nam một bức thư đề nghị mấy việc, trong đó có việc muốn vua Quang Trung đích thân lên Nam Quan để cùng bàn những vấn đề quan trọng giữa hai nước với Tổng đốc Lưỡng Quảng. Phía Việt Nam đã cử một nhà ngoại giao đi gặp Tả Giang binh bị đạo của nhà Thanh ở Quảng Tây. Nhà ngoại giao Việt Nam đã từ chối khéo bằng câu trả lời: Nay tình hình đất nước chúng tôi còn bộn bề nhiều công việc. Quốc trưởng nước chúng tôi thân đến cửa quan lúc này có nhiều chỗ bất tiện.
Thang Hùng Nghiệp nói ngay: Đại trượng phu bàn việc quang minh chính đại, có gì phải lo riêng, nghĩ xa?
Người đại diện của vua Quang Trung đã thẳng thắn trả lời: Việc ấy từ xưa chưa có. Nếu đã thụ phong rồi mà đến Nam Quan thì còn có lẽ. Quốc trưởng tôi vừa mới sai cháu đến cửa quan, nay lại thân chinh đến thì e rằng thể diện không thể coi được.
Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Dậu (1789) Thang Hùng Nghiệp đến Nam Quan mang một bức thư và một chuỗi hạt trân châu của Càn Long gửi tặng vua Quang Trung. Sau đó, theo lệnh của Vua Thanh, Thang Hùng Nghiệp phải đi “ban tống” sứ thần Việt Nam Nguyễn Quang Hiển lên tận Yên Kinh. Đến đây, mối quan hệ giữa hai nước lại tiến thêm một bước chính thức quan trọng nữa.
Sau nhiều thư từ trao đổi còn ghi trong sử ta và sử Tàu, Vua Thanh đồng ý sẽ công nhận cho vị anh hùng áo vải đất Tây Sơn làm An nam Quốc vương vào dịp ông sang Yên Kinh dự lễ bát tuần vạn thọ của Vua Thanh Càn Long năm Canh Tuất 1790. Về điều kiện này, Quang Trung không chấp nhận. Ông muốn yêu cầu triều Thanh phải sớm phong vương tước cho mình trước khi mình sang dự lễ đại khánh bên Trung Quốc. Trong tờ biểu gửi sang Trung Quốc, sứ giả Ngô Thì Nhậm đã biện lý rằng: “Nếu để đến sang năm, tức là năm Canh Tuất (1790) sang Yên Kinh triều cận rồi mới được phong Vương thì Quốc trưởng nước tôi không có danh nghĩa gì để nói chuyện với quân trưởng các nước cùng đến Trung Quốc. Do đó, việc phong vương trước là điều cần thiết”. Lời lẽ trong thư có ý tỏ cho Triều Thanh biết nếu vua Quang Trung không được phong ngay trong năm Kỷ Dậu (1789) thì rất có thể đến năm sau nhà vua sẽ không đi Yên Kinh triều kiến nữa. Việc ấy sẽ làm bẽ mặt Thanh triều trước mặt các nước chư hầu.
Cuối cùng, Càn Long đã phải chấp nhận đề nghị phong “An Nam Quốc vương” cho vua Quang Trung ngay trong năm Kỷ Dậu.
Trong thư gửi vua Quang Trung ngày 28 tháng 6, Phúc Khang An nói những lời tốt đẹp: “Quốc trưởng xuất thân là người áo vải ở trại Tây Sơn, thừa thế nổi dậy mà có cả nước Nam. Nay được phong vào bậc thân vương thì vinh quang còn gì hơn thế? Bởi chỉ những người trong họ nhà vua mới có những bậc thân vương…”.
Quả đúng như lời của viên quan đại thần nhà Thanh ấy. Nước ta vừa chiến thắng quân Thanh ở trận Đống Đa. Kẻ đi xâm lược ngậm đắng nuốt cay, không những buộc phải từ bỏ ý chí tái xâm lược, mà nay lại còn phải phong vương ngay cho Quang Trung. Đây không chỉ là một việc phong tước cho một người mà còn là một thủ tục ngoại giao công nhận quyền tự chủ của người đứng đầu một nước. Việc này không chỉ làm rạng rỡ cho nước Việt mà còn nêu cao vị thế của nước ta trước mắt các nước trong khu vực.
Vua Quang Trung bằng một sách lược ngoại giao mềm dẻo nhưng kiên quyết đã giữ vững nguyên tắc bảo vệ chủ quyền và vị thế của mình. Vua Thanh phái Đại Viên Kính mang đạo sắc phong của triều Thanh cùng với bài thơ ngự chế gửi tặng vua ta để tuyên cáo sự công nhận chính thức. Trước ngày 25 tháng 7, phái viên của Vua Thanh đã từ Quảng Đông vào Việt Nam.
Để bảo đảm an ninh chính trị cho triều đại mới của mình và sự bền vững cho mối bang giao hoà bình hữu nghị giữa hai nước, vua Quang Trung còn khiến nhà Thanh phải cùng thoả thuận với mình chấp nhận chính sách không dung dưỡng những cựu thần nhà Lê đã bỏ nước chạy theo gót quân Thanh sang Trung Quốc.
Việc Trung Quốc thừa nhận nguyên tắc chủ quyền, không can thiệp vào nội tình của nước ta như thế, đã là một thành công lớn của vua Quang Trung trong sáng lược kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình hữu nghị giữa hai nước vừa đối đầu. Việc bang giao Việt-Trung giữa vua Quang Trung và Càn Long thực sự đã diễn ra rất yên ấm và thân hữu.
Cuộc bang giao sau chiến tranh giữa hai nước Trung-Việt những năm 1789-1790 còn được ghi nhận minh bạch trong sử liệu của ta (Đại Việt Quốc thư) và của Tàu (Thanh Thực lục) đã truyền lại cho đời sau những bài học lớn:
- Trong chiến tranh chính nghĩa bảo vệ Tổ quốc thì nội lực binh cường là nhân tố quan trọng quyết định.
- Nhưng đến giai đoạn chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình giữa hai nước vừa đối nghịch thì một sách lược đối ngoại cương quyết và mềm dẻo lại là điều cần thiết phải thực thi, để đạt được mục tiêu kiến tạo một nền hoà bình bền vững trong điều kiện lợi ích quốc gia được tôn trọng và bảo vệ.
- Không thể đạt được hoà bình bằng sự khúm núm, cầu xin. Cũng không thể đạt được hoà bình bằng những âm mưu biến tướng, can thiệp ngấm ngầm vào nội bộ của nhau, gây nên sự mất an ninh chính trị ở nước đối tác.
Trong quan hệ bang giao giữa hai bên, phải đãi nhau bằng lòng thành thực. Đúng như Bác Hồ đã dạy: Phải có tín tâm - điều kiện cao nhất và cần thiết nhất, biểu hiện trong hành động cụ thể, chứ không phải chỉ bằng những lời lẽ  đẹp đẽ nhưng vô nghĩa, không trung thực.
Theo Chinhphu.vn

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.