Bảo vệ quyền của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài

Số lượng lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài ngày càng tăng nhưng hiện chưa có chính sách riêng đối với họ ở nước ngoài
Trong khuôn khổ Dự án “Tăng quyền năng cho phụ nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”, sáng nay (3/4), tại Hà Nội, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động thương binh và Xã hội phối hợp với Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN WOMEN) tổ chức Hội thảo Đối thoại chính sách về bảo vệ quyền của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài.
Việt Nam là quốc gia có số người đi làm việc ở nước ngoài ngày càng tăng ở khu vực Châu Á, Thái Bình Dương. Hiện, 500.000 người Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
5 năm trở lại đây, bình quân mỗi năm đưa được 90.000 lao động đi, trong đó, lao động nữ chiếm từ 30 đến 35% trong tổng số lao động di cư. Số lượng lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài cũng đang có xu hướng tăng lên. Cụ thể, năm 2014 lần đầu tiên Việt Nam đưa được hơn 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, phụ nữ chiếm 37,5%.
Phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài làm việc, chủ yếu trong các ngành nghề: Giúp việc gia đình; Y tá, điều dưỡng; Nhân viên khách sạn; Thợ may; Thợ dệt; Lắp ráp thiết bị điện tử tại các thị trường Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Arabia Saudi và Cộng hòa Síp. Cũng như nam giới, phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài không chỉ được nâng cao về kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, ngày càng có kinh nghiệm và tác phong làm việc chuyên nghiệp mà còn mang lại thu nhập cải thiện cuộc sống gia đình. 
 
Ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước Phạm Viết Hương cho biết: “Số lao động nữ của Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đóng góp đáng kể vào việc nâng cao mức sống gia đình và địa phương. Cùng với việc đẩy mạnh việc tổ chức và quản lý hiệu quả hơn các doanh nghiệp hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, Cục quản lý lao động nguồn nước ưu tiên tập trung các biện pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Chính phủ Việt Nam cũng tích cực hợp tác với Chính phủ các nước tiếp nhận lao động để bảo vệ quyền lợi của người lao động”.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, mặc dù số lượng lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ngày càng tăng, nhưng hiện nay chưa có chính sách riêng đối với lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài. Các quy định pháp luật và chính sách hiện hành quy định chung cho cả lao động nam và nữ, không có những chính sách đặc biệt dành riêng cho nữ giới.
Bởi vậy, những khó khăn và rủi ro mà phụ nữ gặp phải khi làm việc ở nước ngoài thường nhiều hơn lao động là nam giới. Nhiều phụ nữ khi làm việc ở nước ngoài đã bị bóc lột sức lao động, bị xâm hại, bị bạo lực, không được trả lương. Khi về nước, phụ nữ cũng gặp khó khăn trong tái hòa nhập, khó tiếp cận các dịch vụ, nhất là dịch vụ về hỗ trợ giải quyết việc làm. Do định kiến xã hội và quan niệm về giới còn nặng nề, nhiều chị em không có sự chia sẻ của gia đình, người thân trong nuôi dạy con cái khi làm việc ở nước ngoài về nước.
Bà Shoko Ishikawa, Trưởng đại diện Cơ quan LHQ về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam cho biết: “5 năm qua chúng tôi đã phối hợp với Cục quản lý lao động ngoài nước và cơ quan liên quan của Việt Nam triển khai Dự án “Tăng quyền năng cho phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Dự án tập trung thực hiện nhiều hoạt động, nhằm nâng cao kiến thức về bình đẳng giới; tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, quản lý và doanh nghiệp Việt Nam làm công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Chúng tôi hy vọng qua dự án này thay đổi chính sách và cách làm việc trên thực tế để Việt Nam đảm bảo tốt nhất quyền của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài”.
Các ý kiến cũng đề xuất cần thiết phải bổ sung và hoàn thiện những chính sách dành cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về đảm bảo nguyên tắc giới. Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi cụ thể để khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tham gia hỗ trợ cho người lao động tái hòa nhập thị trường; xây dựng hệ thống dữ liệu và hồ sơ thông tin của người lao động trở về. Đặc biệt, có các can thiệp sớm để giảm thiểu những rủi ro mà phụ nữ có thể gặp phải khi làm việc ở nước ngoài cũng như khi trở về./.
Theo VOV.VN

tin mới

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.