Dạy nghề, hướng nghiệp cho lao động miền núi: Còn nhiều khó khăn

(Baonghean) - Những năm qua, cùng với việc mở rộng các ngành nghề sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề hướng nghiệp, dạy nghề cho lao động ở các huyện miền núi đã được quan tâm. Tuy nhiên, việc đào tạo nghề phù hợp đã khó, khi học xong để người dân áp dụng vào thực tiễn lại càng khó hơn…

Hiện nay số lao động trong độ tuổi của 11 huyện miền núi ở Nghệ An là hơn 700 nghìn người, trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn là hơn 490 nghìn người, chiếm trên 70% so với tổng số lao động trong độ tuổi. 
Từ năm 2010 đến nay, công tác hướng nghiệp, dạy nghề ở các huyện miền núi có một số chuyển biến. Đến nay, 11 huyện miền núi đều có cơ sở dạy nghề, trong đó có Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật miền Tây (đóng tại Thị xã Thái Hòa) và Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú (đóng tại huyện Con Cuông) có quy mô đào tạo từ 1500 – 1800 học viên/năm. Các huyện còn lại đều có các trung tâm dạy nghề quy mô đào tạo hơn 600 – 700 học viên/năm, đào tạo bằng nhiều hình thức như: dài hạn, ngắn hạn, truyền nghề, học nghề tại các làng nghề, doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất, đào tạo liên kết với các trường trong và ngoài tỉnh. Cơ cấu ngành nghề đào tạo được quy hoạch và phát triển tương đối hợp lý theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thị trường lao động, nhất là ở các huyện miền núi thấp như Thanh Chương, Anh Sơn, Thị xã Thái Hòa…, nhờ đó khuyến khích nhiều lao động học nghề, nâng cao tay nghề. 
Lớp học may ở Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú Con Cuông.
Lớp học may ở Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú Con Cuông.
Một trong những huyện miền núi thực hiện khá hiệu quả công tác hướng nghiệp, dạy nghề là Thanh Chương. Với phương châm liên kết 3 nhà (nhà trường -  nhà nước - nhà doanh nghiệp), từ năm 2010, Trung tâm dạy nghề huyện, Huyện đoàn Thanh Chương phối hợp với các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh giới thiệu việc làm cho gần 500 học viên tại các công ty: May Thắng Lợi tại Thành phố Hồ Chí Minh, May Sông Đà tại Hoà Bình; 150 học viên gò-hàn đi làm việc cho các công ty xây dựng hầm cầu Cavaco, Công ty xây dựng Sông Đà, nhà máy thuỷ điện.... Nhờ gắn kết đào tạo nghề với giải quyết việc làm, những năm gần đây, số học viên đăng ký theo học tại trung tâm dạy nghề huyện xấp xỉ từ 640 – 670 người/năm, vượt chỉ tiêu từ 120 – 120%, góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của huyện đạt 27,5%. 
Con Cuông hiện có hơn 30.000 người trong độ tuổi lao động, chiếm hơn 44% dân số toàn huyện. Theo ông Lê Văn Hồng – Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện, những năm qua, việc tìm kiếm việc làm ngay tại địa phương gặp rất nhiều khó khăn do trên địa bàn huyện thiếu các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; trong khi đất sản xuất nông nghiệp ít (bình quân đất canh tác trên đầu người chỉ chưa đầy 300m2), chủ yếu đất đồi vệ, nên số thanh niên đi làm ăn xa khá đông, trong đó, có những xã có tỷ lệ lên đến 60 – 70% như Châu Khê, Lạng Khê, Bồng Khê...
Để khắc phục tình trạng trên, huyện đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách duy trì, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, xây dựng các mô hình nông lâm nghiệp như: Nghề mây tre đan ở Đôn Phục, nghề dệt thổ cẩm ở Môn Sơn, Chi Khê, nghề trồng nấm ở các xã Lạng Khê, Yên Khê…, đồng thời tổ chức đào tạo nghề miễn phí cho lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số có nhu cầu học nghề, tìm kiếm việc làm tăng thu nhập. Đặc biệt, Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú trên địa bàn huyện đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể trên địa bàn tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng lao động để mở các lớp dạy nghề phù hợp. Mỗi năm, nhà trường đã mở 40 lớp đào tạo nghề hệ trung cấp, sơ cấp và dạy nghề ngắn hạn với các ngành nghề: chăn nuôi thú y, dệt thổ cẩm, sửa chữa xe máy, may công nghiệp, điện dân dụng... Hiện nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của Con Cuông đạt hơn 21%, cao hơn trung bình của các huyện miền núi (hơn 20%).
Tuy vậy, công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho lao động miền núi vẫn còn nhiều khó khăn. Trước hết, lực lượng lao động ở các huyện miền núi, đặc biệt là các huyện miền núi cao  vẫn lệ thuộc nhiều vào những tập tục và lối sống tự nhiên, tác phong lao động chậm đổi mới, tính năng động, sáng tạo hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo nghề, tiếp cận khoa học kỹ thuật để xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Trong lúc đó, công tác hướng nghiệp, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho thanh niên miền núi lại chưa được chú trọng. 
Mặt khác, những năm qua, ở các huyện miền núi, số lượng học sinh lựa chọn thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp  thay vì học nghề ngày càng tăng.Từ đó kéo theo hệ lụy “thừa thầy thiếu thợ”, số người thất nghiệp tăng cao. Một số huyện có số sinh viên sau khi tốt nghiệp đại hoc, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp chưa tìm được việc làm cao như Tân Kỳ (hơn 1.200 người), Kỳ Sơn (343 người), Tương Dương (hơn 570 người), Quỳ Châu (hơn 180 người), Con Cuông (hơn 220 người)… 
Bên cạnh đó, ở nhiều huyện miền núi, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp còn thấp, nên chưa khuyến khích được người dân học nghề. Tính năng động, tự chủ của một số trung tâm dạy nghề còn yếu, còn trông chờ vào ngân sách nhà nước nên hiệu quả công việc rất thấp. Mặt khác, các nghề về lâm nghiệp như: trồng rừng, bảo quản và khai thác rừng chưa được quan tâm đào tạo, mặc dù đời sống đồng bào là gắn bó với rừng nhưng vẫn chưa phát huy được thế mạnh của vùng. Trong lúc đó, nhiều trung tâm dạy nghề lại mở nhiều lớp phi nông nghiệp nhưng việc đào tạo còn nặng về lý thuyết, chưa gắn với giải quyết việc làm nên không thu hút được học viên.
Đơn cử như Trung tâm Dạy nghề huyện Tân Kỳ, năm 2010 đã được đầu tư 1,5 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, gồm 12 phòng học khang trang, 1 phòng máy may và 1 phòng thiết bị nghề cơ điện, gò hàn. Cùng với đó, huyện cũng mạnh dạn đặt mục tiêu đến năm 2015 đào tạo nghề cho cho khoảng 11.500 - 12.000 người, nghĩa là trung bình mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 2.500 học viên. Tuy vậy, hàng năm, chỉ có 100 – 150 học viên đăng ký theo học tại trung tâm. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm, việc mở các lớp dạy nghề phi nông nghiệp như gò hàn, điện dân dụng, may công nghiệp... rất khó thu hút học viên bởi sau khi học xong, học viên rất khó tìm kiếm việc làm. 
Còn Trung tâm Dạy nghề huyện Kỳ Sơn được đưa vào sử dụng từ năm 2011 cũng có khuôn viên rộng, lớp học khang trang nhưng lại thiếu trang thiết bị và giáo viên. Ông Moong Thanh Nhã - Giám đốc Trung tâm cho biết: “Trong những năm qua, Trung tâm đã phối hợp mở hàng chục lớp nghề như: Dệt thổ cẩm, mây tre đan, sửa chữa xe máy, may công nghiệp... nhưng mỗi năm cũng chỉ có khoảng hơn 100 học viên theo học. Với điều kiện đi lại ở vùng dân tộc, miền núi thì việc theo đuổi học nghề, nhất là chương trình đào tạo ngắn hạn (sơ cấp hoặc dưới 3 tháng), tại một cơ sở dạy nghề không được ở nội trú là rất khó khăn. Thực tế, lao động người dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa thấp, tập quán lạc hậu, khó làm quen với tác phong công nghiệp và tiếp thu kiến thức mới nên không mặn mà với việc học nghề. Thêm vào đó, việc nhiều lao động đã qua đào tạo chưa có việc làm, khiến cho một bộ phận người dân không thiết tha với việc học nghề..” 
Bà Hồ Thị Châu Loan – Trưởng phòng quản lý đào tạo nghề - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết: “Để thanh niên ở các huyện miền núi có thu nhập ổn định, nỗ lực vươn lên làm giàu, việc trước tiên là phải làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, giáo dục nâng cao nhận thức về học nghề, giải quyết việc làm cho lực lượng thanh niên, đặc biệt là đối tượng dân tộc thiểu số để họ có ý chí tự vươn lên trong học nghề, tự tạo việc làm. Các cơ sở dạy nghề ở các huyên miền núi, đặc biệt là các trung tâm dạy nghề, cần được đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất; lựa chọn cơ cấu nghề phù hợp, trong đó chú trọng những ngành nghề gắn với nhu cầu thực tiễn tại địa phương, những ngành nghề có nhiều cơ hội việc làm như sản xuất nông lâm ngư, các ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, chăn nuôi hoặc những ngành nghề có nhiều cơ hội đi xuất khẩu lao động…  Bên cạnh đó, đoàn thanh niên các cấp cũng cần phối hợp với các ngành chức năng hỗ trợ giống cây trồng, tạo điều kiện để thanh niên vay vốn phát triển kinh tế gia đình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn thanh niên chuyển đổi khoa học kỹ thuật trong sản xuất để đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập”. 
Minh Quân

tin mới

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.