Chuyện buồn ở bản vùng cao

(Baonghean) - Chúng tôi chẳng thể nào quên được những ám ảnh mỗi lần về thăm đồng bào Đan Lai, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông: Đó là  ánh mắt đượm buồn của những đứa trẻ còi cọc; nhọc nhằn của những bé gái bị ép làm vợ sớm, bụng vượt mặt, tay bồng bế dắt díu những đứa con nheo nhóc. Cái già trước tuổi của những thiếu phụ nghèo đói có 5,6 đứa con mới 24, 25 xuân xanh mà như đã 41, 42 tuổi… Nạn tảo hôn và hôn nhân đồng huyết đã khiến dân tộc ít người trong đại ngàn Pù Mát này thêm đói khổ.
Trở lại bản Khe Búng, xã Môn Sơn trong lần gần đây nhất, chúng tôi đã có dịp gặp cô dâu mới của bản là La Thị Lá, vừa bước sang tuổi 15. Với Lá “thương nhau là lấy thôi”. Hỏi chuyện chồng Lá là La Văn Cười, 20 tuổi rằng có biết Lá bao nhiêu tuổi không, chỉ nhận được cái lắc đầu…Tảo hôn là một khái niệm hãy còn xa lạ với những người dân Đan Lai ở đây bởi có kết hôn không đến tuổi cũng “không thấy ai đến phạt” và lấy nhau cũng chẳng cần đăng ký kết hôn. 
Phụ nữ Đan Lai lấy chồng rất sớm, cá biệt có người lập gia đình khi mới 11, 12 tuổi. La Thị Thiện ở bản Cồn, xã Môn Sơn năm nay mới 18 tuổi nhưng đã là mẹ của 3 đứa con, đứa lớn nhất 6 tuổi. Vất vả, cực khổ nên  trông Thiện như phụ nữ trung niên. 3 đứa con bệnh tật, chẳng lấy nổi tấm áo lành lặn để mặc. Chồng đi bè nứa - cuộc sống cả gia đình dựa vào đó. Trong ngôi nhà hắt hiu, lời ru của Thiện là một điệp khúc buồn với luẩn quẩn đói nghèo.
Nạn tảo hôn dường như đã trở thành một luật tục ngấm sâu vào bao thế hệ người Đan Lai mặc dù chính quyền, ban, ngành liên quan đã ra sức tuyên truyền nhưng cho đến nay vẫn chưa được cải thiện. Ông Lê Văn Báo, Bí thư Chi bộ bản Khe Búng cho biết: “Không cấm được. Người Đan Lai lấy vợ, lấy chồng sớm từ xưa rồi mà. Chúng thương nhau thì cho lấy thôi… Nhận thức chưa thay đổi, tảo hôn sẽ tiếp tục khiến người Đan Lai thêm đói nghèo, tương lai của những đứa trẻ sinh ra không được đảm bảo. 
La Thị Thiện ở bản Cồn, bản lẻ Khe Búng 18 tuổi là mẹ của 3 đứa con, con lớn 6 tuổi, bé nhất 3 tuổi.
La Thị Thiện ở bản Cồn, bản lẻ Khe Búng 18 tuổi là mẹ của 3 đứa con, con lớn 6 tuổi, bé nhất 3 tuổi.
Lữ Thị H, 18 tuổi, ở bản Na Chảo, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong chắc chẳng ai ngờ H đã là bà mẹ 2 con. Con đầu 4 tuổi, đứa thứ hai lên 3. Gặng hỏi, H mới kể chuyện đời buồn của mình: Đang học lớp 8 ở trường huyện về nhà nghỉ hè thì H bị nhà chồng “bắt về làm vía”. Chồng H lúc đó cũng mới 16 tuổi. Hai vợ chồng H không thể kiếm nổi cho mình một việc làm nuôi sống bản thân, phải sống dựa vào bố mẹ. Gia đình nhà chồng của H vốn nghèo, lại gồng gánh nuôi thêm 2 vợ chồng H cộng với 2 đứa cháu nên càng vất vả hơn. Cuộc sống với những lo toan áo cơm đã khiến những mâu thuẫn vợ chồng nảy sinh. Cuối cùng, đôi vợ chồng “non thanh niên, già thiếu niên” này đã chấm dứt hôn nhân không giá thú của mình. Hai đứa con H mang về gửi bố mẹ ruột, H xuống thành phố kiếm việc làm nuôi sống bản thân, gửi tiền về quê nuôi con. 
Tại huyện Kỳ Sơn, các thầy, cô giáo miền xuôi lên đây công tác không khỏi “giật mình” khi thỉnh thoảng một vài học trò bỗng dưng xin nghỉ học để lấy chồng. Đến vận động học trò đi học trở lại nhưng không được bởi: “Khi người con gái mà đã về nhà trai là làm ma nhà đó rồi, con gái không dám bỏ về, có về cũng không đứa con trai nào lấy, vì đã là ma nhà khác nên đành phải ở lại làm vợ". Tảo hôn ở vùng cao là nỗi buồn chưa bao giờ cũ, nó diễn ra âm thầm, dai dẳng. Các trường hợp kết hôn tuổi vị thành niên đều tổ chức lén lút không thông qua chính quyền cơ sở, hầu như ở xã nào cũng có tình trạng kết hôn ở tuổi vị thành niên, song không thể đưa ra con số thống kê chính xác.
Lâu nay biện pháp chủ yếu ngăn chặn nạn tảo hôn ở các huyện miền núi nói chung đang thực hiện vẫn là đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cho người dân hiểu rõ mặt tác hại, ảnh hưởng của việc tảo hôn. Các biện pháp mạnh là xử phạt hành chính các ông bố bà mẹ nếu ép con gái kết hôn sớm hay không cho đăng ký kết hôn vẫn không thể ngăn cấm triệt để nạn tảo hôn khi mà ý thức cộng đồng chưa tốt, nhiều địa phương “nhắm mắt làm ngơ”, “giơ cao đánh khẽ”.
Hệ lụy của những đám cưới vợ - chồng đang tuổi tới trường "ăn chưa no, lo chưa tới" là: Vấn đề về chất lượng dân số bị đe doạ, kinh tế đói nghèo và lạc hậu… Bà Lê Thị Hoài Chung, Chi cục Trưởng Chi cục Dân số/Kế hoạch hóa gia đình tỉnh cho biết: Tình trạng tảo hôn chỉ có thể biết đến qua các cuộc giám sát ở cơ sở. Từ trước tới nay, ở tỉnh ta vẫn chưa có một đề án, kế hoạch, chương trình cụ thể nào để phòng chống nạn tảo hôn. Do đó, các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội cần xác định việc ngăn chặn và chấm dứt nạn tảo hôn là một nhiệm vụ thường xuyên. Kiên quyết xử lý những trường hợp kết hôn vi phạm pháp luật, nhất là các trường hợp nam đã thành niên nhưng nữ chưa đủ tuổi… Đặc biệt quan tâm đến việc giải phóng phụ nữ, chăm lo, tạo điều kiện phát triển cho phụ nữ.
Thanh Sơn
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025 ". Đề án đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, can thiệp hướng tới mục tiêu đến năm 2025 cơ bản ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số. 

tin mới

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.