Cảm động ngày của cha 2015

(Baonghean) - Cùng với Ngày của Mẹ (Chủ nhật thứ Hai của tháng Năm), Ngày của Cha cũng là một cơ hội để chúng ta bày tỏ tình cảm và nhớ tới người cha vĩ đại của mình, dù xa xôi hay gần ngay bên cạnh. Ngày của cha được nhiều quốc gia chọn vào Chủ nhật thứ Ba của tháng Sáu. Năm nay, ngày lễ đặc biệt này rơi vào 21/6.

Ngày của cha được bắt nguồn từ Mỹ vào năm 1910, từ câu chuyện của cô Sonora Louise Smart Dodd.  Cô sống ở Shokane, Washington, có người cha là ông William Jackson Smart, từng là cựu chiến binh trong cuộc nội chiến nước Mỹ. Vợ ông chẳng may qua đời khi sinh người con út. Kể từ đó, người cha một thân “gà trống” nuôi 6 đứa con đến lúc trưởng thành. Là người con cả, cô đã chứng kiến toàn bộ và thấu hiểu hết những nỗi vất vả của người cha phải một mình nuôi dạy 6 đứa con thơ. Đối với Dodd, người cha trong mắt cô là biểu tượng của sự hy sinh, vị tha, bao dung. Cảm phục trước sự hy sinh và tình yêu thương vô bờ của cha dành cho gia đình, cô Dodd quyết định kêu gọi thành lập một ngày để tưởng nhớ công ơn người cha. Với sự giúp đỡ của các mục sư và Hiệp hội Thanh niên Thiên Chúa giáo, ngày lễ của Cha đã được tổ chức vào năm 1910. Kể từ đó, Ngày của Cha được vận động trở thành một trong những ngày Quốc lễ của Mỹ. Cho đến năm 1972, Tổng thống Richard Nixon đã ký duyệt và công bố Ngày của Cha chính thức là ngày Quốc lễ của nước này và được tưởng niệm vào Chủ nhật thứ Ba của tháng Sáu mỗi năm.
Mặc dù không rầm rộ như ngày Lễ tình yêu (14/2), nhưng cùng với Ngày của Mẹ, Ngày của Cha được xem là dịp lễ đặc biệt trong năm để con cái bày tỏ lòng biết ơn đến người cha của mình. 	Ảnh minh họa: AFP
Mặc dù không rầm rộ như ngày Lễ tình yêu (14/2), nhưng cùng với Ngày của Mẹ, Ngày của Cha được xem là dịp lễ đặc biệt trong năm để con cái bày tỏ lòng biết ơn đến người cha của mình. Ảnh minh họa: AFP
Từ đó trở đi, ngày của cha được nhiều quốc gia trên thế giới ủng hộ nhiệt tình. Mục đích của ngày này là cùng với ngày của mẹ, con cái có dịp thể hiện và bày tỏ tình yêu thương, kính trọng với những người cha của mình. Trên thế giới ngoài ngày Chủ nhật thứ Ba của tháng Sáu thì còn có nhiều ngày kỷ niệm dành cho cha nhưng nói chung, trong bất kỳ ngày kỷ niệm nào đều có hoa, quà tặng, bữa tối ấp cũng cùng cha và những hoạt động gia đình thân mật. 
Ngày ta chào đời, những cảm giác đầu tiên với cuôc sống chính là vòng tay ấm áp đầy nâng niu của mẹ. Thế nhưng, bên cạnh đó vẫn còn một người lặng lẽ ngắm nhìn ta với đôi mắt long lanh đầy yêu thương hiền dịu và nụ cười ngập tràn hạnh phúc, cha, và chỉ có thể là cha mà thôi. Mẹ có thể là người luôn bên cạnh chăm sóc  ta từ những điều nhỏ nhặt nhất, thấy ta lớn lên từng phút từng giây, tâm sự với ta mọi lúc. Cha thì khác, cha lặng lẽ, âm thầm cố gắng chiến đấu để bảo vệ cả gia đình, là "cây cao bóng cả", là bờ vai cho tất cả dựa vào mỗi khi sóng gió. Người đàn ông ấy có thể kiệm lời, nhưng mỗi hành động, cử chỉ luôn đầy ắp tình thương, bảo vệ chở che và hình thành nên con người ta...
Cũng như mẹ, giữa cha và con luôn có một sợi dây kết nối vô hình. Sự kết nối này có phần lặng lẽ hơn, âm thầm hơn với mẹ nhưng lại hết sức sâu lắng và sẽ luôn trỗi dậy mãnh liệt ở những thời khắc quyết định. Những giây phút đầu tiên của hành trình mang tên cuộc đời, cha đứng lặng lẽ quan sát ta, mỉm cười. Suốt cả cuộc hành trình đó, và cho đến tận những thời khắc cuối cùng, người đàn ông ấy vẫn lặng lẽ nở nụ cười thân thương, vẫn có mặt mỗi khi ta cần, vẫn luôn giang rộng vòng tay chờ đón...
Chúng ta thường hay bị lãng quên về sự hy sinh cao cả của người cha cũng như vai trò của họ trong việc hình thành nên cuộc sống của ta. Thời gian ta dành cho cha có thể không nhiều bằng mẹ, người luôn kề vai sát cánh. Thế nhưng, khoảng cách và thời gian có nghĩa lý gì khi cha vẫn luôn hiện hữu trong trái tim ta, sâu đậm và mạnh mẽ. Chỉ một ngày của cha sẽ không bao giờ là đủ, hãy biến tất cả những ngày trong năm đều là ngày của cha, của mẹ, của đấng sinh thành, để một mai ta sẽ không bao giờ phải hối tiếc, và tự hào rằng cuộc đời ta đã luôn tròn vẹn yêu thương.
Nhật Minh

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.