Chăm lo các gia đình chính sách

(Baonghean) - Với trách nhiệm, đạo lý và truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, các cấp, ngành và nhân dân huyện Diễn Châu tập trung triển khai nhiều hoạt động chăm lo cho các gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng.
Diễn Châu là một trong những huyện có đông gia đình chính sách với 27.279 người có công, trong đó có 4.668 liệt sỹ, 4.078 thương binh, 1.325 bệnh binh, 1.578 người nhiễm chất độc da cam, 145 Bà mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH), 300 người hoạt động cách mạng, 15.330 người được tặng huân, huy chương. Cán bộ và nhân dân huyện Diễn Châu và 13 xã được tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. 
Cán bộ và nhân dân huyện Diễn Châu đóng góp hơn 32 tỷ đồng xây dựng Đền thờ liệt sỹ huyện.
Cán bộ và nhân dân huyện Diễn Châu đóng góp hơn 32 tỷ đồng xây dựng Đền thờ liệt sỹ huyện.
Phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, Đảng bộ và nhân dân huyện thường xuyên quan tâm chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với nhiều hình thức phong phú, cách làm thiết thực, hiệu quả. Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng và hệ thống chính trị cơ sở trong công tác đền ơn đáp nghĩa. UBND huyện xây dựng các đề án, kế hoạch chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan đoàn thể, đơn vị thực hiện tốt quản lý Nhà nước về công tác chính sách xã hội, nhất là thực hiện pháp lệnh người có công, các văn bản chỉ thị của bộ, ngành, Trung ương và tỉnh về chính sách “đền ơn đáp nghĩa”. UBMTTQ huyện đã xây dựng kế hoạch cụ thể để tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, các cơ quan đơn vị tích cực tham gia các phong trào tri ân. Tổ chức các phong trào ủng hộ Quỹ “đền ơn đáp nghĩa”, xây dựng nhà tình nghĩa, giúp đỡ các gia đình chính sách và người có công. Đồng thời, MTTQ các cấp làm tốt vai trò giám sát việc thực hiện chính sách người có công và 5 chương trình đền ơn đáp nghĩa do Bộ Lao động TBXH ban hành. Công tác giải quyết đơn thư liên quan đến lĩnh vực chính sách người có công được giải quyết kịp thời, đầy đủ, không sai sót. 
Phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách trên địa bàn được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú như vận động các “mạnh thường quân”, các doanh nghiệp, tổ chức nhận phụng dưỡng suốt đời các Bà mẹ VNAH, xây dựng và sửa chữa nhà tình nghĩa, thực hiện các chế độ theo quy định chăm sóc về y tế, các chế độ an dưỡng hàng năm, trợ cấp thăm viếng khi ốm đau, lúc qua đời, tặng quà nhân dịp lễ tết. Phong trào toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công được huyện và các xã quan tâm, làm tốt. Các xã ưu tiên ruộng tốt, ruộng gần cho gia đình thương binh liệt sỹ, cho ứng trước vật tư phân bón đến mùa mới trả, các đoàn thể quần chúng cử người đến giúp đỡ ngày công lao động để các gia đình chính sách làm mùa kịp thời vụ. Con thương binh liệt sỹ được miễn các khoản đóng góp, xây dựng trường lớp, được ưu tiên trong nhiều chính sách xã hội như hỗ trợ học phí, tặng sách vở, giấy bút, ưu tiên tuyển dụng vào các trường học, các cơ quan nhà nước. Tổng chi phí chi trả hàng tháng cho các đối tượng chính sách và người có công hơn 12 tỷ đồng/tháng (tính lương và phụ cấp năm 2012). 5 năm qua đã quy tập và đưa 80 hài cốt liệt sỹ về địa phương, hỗ trợ thân nhân đi thăm viếng liệt sỹ ở các nghĩa trang ngoài tỉnh hơn 700 triệu đồng, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hơn 23.000 trường hợp người có công, tổ chức điều dưỡng cho hơn 12.000 lượt người có công, trợ cấp cho học sinh, sinh viên theo Nghị định 49 là 42.531 học sinh, sinh viên với số tiền 77 tỷ đồng. Các phong trào khác như nhận đỡ đầu phụng dưỡng Bà mẹ VNAH, may áo lụa tặng bà, tri ân các anh hùng liệt sỹ được làm đều khắp ở cả 39 xã, thị trấn. Trong thời gian qua, toàn huyện đã tặng 952 áo và chăn cho các Bà mẹ VNAH, mẹ và vợ liệt sỹ, người có công. 100% Bà mẹ VNAH được các cơ quan, doanh nghiệp nhận phụng dưỡng hàng tháng với số tiền từ 250.000 đến 400.000 đồng/mẹ/tháng. Tiêu biểu là cơ quan Dầu khí Vũng Tàu nhận phụng dưỡng mẹ Hoàng Thị Quế xã Diễn Xuân với số tiền 48 triệu đồng, Ngân hàng Công thương nhận phụng dưỡng 9 mẹ với số tiền 216 triệu đồng, Công ty Bảo Việt phụng dưỡng mẹ Trần Thị Ba ở xã Diễn Ngọc số tiền hơn 33 triệu đồng. Các tổ chức xã hội nơi các mẹ sinh sống như hội CCB, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội người cao tuổi, bà con làng xóm chăm lo, giúp đỡ hàng nghìn ngày công trong những lúc mùa màng, ốm đau, tặng quà vào dịp lễ tết trị giá 7,5 triệu đồng. Hàng năm, huyện và các xã tổ chức tôn tạo, tu sửa nghĩa trang, đài tưởng niệm liệt sỹ. Từ năm 2008 đến nay đã xây mới 10 nhà bia, đài tưởng niệm liệt sỹ cấp xã trị giá 5,4 tỷ đồng; nâng cấp tôn tạo 76 nhà bia, đài tưởng niệm trị giá 2 tỷ đồng. Huyện vận động toàn dân ủng hộ xây dựng Đền thờ liệt sỹ Diễn Châu với quy mô hơn 2 ha, trị giá 32 tỷ đồng. Đây là công trình đền ơn đáp nghĩa tiêu biểu, là công trình của ý Đảng lòng dân trong huyện để tưởng nhớ, ghi công các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Nổi bật của phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo các gia đình chính sách ở Diễn Châu là gắn công tác này với việc đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, sản xuất kinh doanh giỏi, phát triển tiểu thủ công nghiệp, làm thương mại dịch vụ, xây dựng nông thôn mới. Nhờ vậy đã đưa mức tăng trưởng kinh tế mỗi năm từ 10 đến 12%. Những năm qua, Diễn Châu được mùa lớn, sản lượng lương thực mỗi năm đạt từ 125.000 đến 130.000 tấn,sản lượng đánh bắt nuôi trồng thủy, hải sản đạt 35.000 tấn/năm, chế biến, tiêu thụ 10 triệu lít nước mắm/năm. Thành lập 20 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, sản xuất ra 30 mặt hàng phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tổng thu nhập sản xuất trên địa bàn năm 2014 đạt 8.631 tỷ đồng, thu ngân sách đạt 146 tỷ đồng, thu nhập bình quân là 25 triệu đồng/người/năm. 5 xã được tỉnh công nhận đạt chuẩn quốc gia xây dựng nông thôn mới, các xã còn lại đạt từ 13 đến 18 tiêu chí, sản xuất phát triển, đời sống được nâng lên, cán bộ và nhân dân Diễn Châu có điều kiện làm tốt hơn công tác “đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc các gia đình chính sách.
Đến nay, 100% số xã, thị trấn và 460 thôn xóm trong huyện lập được Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, Quỹ “Vì người nghèo”, Quỹ ủng hộ “Nạn nhân chất độc da cam” với số dư mỗi quỹ từ 60 đến hơn 100 triệu đồng/xã. Chỉ tính riêng quỹ này, 5 năm qua, toàn huyện đã vận động được 8 tỷ đồng, xây mới gần 300 ngôi nhà tình nghĩa với số tiền 3,5 tỷ đồng, tu sửa, nâng cấp 122 nhà cho các đối tượng chính sách với số tiền 764 triệu đồng. Đây là phong trào có tính xã hội hóa cao, mang lại những kết quả thiết thực, góp phần chia sẻ khó khăn trong đời sống của những gia đình chính sách, nhất là những hộ thương binh, liệt sỹ có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Nhờ được vay vốn, đào tạo nghề đã giúp cho hàng nghìn thương binh, hội viên CCB vươn lên sản xuất kinh doanh giỏi, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nhà cửa khang trang, có điều kiện nuôi con học hành tiến bộ. Tổng kết phong trào thi đua yêu nước 5 năm từ 2010 - 2014, huyện Diễn Châu được Bộ LĐ-TB&XH và UBND tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen về công tác thương binh xã hội, chăm lo các gia đình chính sách.
Lê Hoài Thung

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.