Hàng ngàn người dân tự thoát nghèo

(Baonghean) - Nhờ các chủ trương, chính sách thiết thực, hiệu quả mỗi năm, Nghệ An có hàng ngàn hộ dân tự vươn lên thoát nghèo. 

Anh Mong Văn Ngành (32 tuổi), ở bản Lưu Thắng, xã Chiêu Lưu là một trong số ít tấm gương thanh niên người dân tộc Khơ mú vượt khó thoát nghèo ở huyện miền núi cao Kỳ Sơn. Là con đầu trong gia đình có 6 anh em, Ngành nghỉ học từ năm lớp 9, đi làm giúp bố, mẹ nuôi em ăn học và xác định chỉ có thể siêng năng, cần cù thì mới vượt khó được. Vậy nên việc gì anh cũng làm, ai thuê gì cũng nhận. Suốt ngày quần quật trên nương rẫy trồng lúa, trồng ngô, chăn nuôi trâu, bò; rảnh mùa vụ thì Ngành làm thợ xẻ gỗ, dựng nhà trong bản, trong xã.
Mong Văn Ngành đang chăm sóc ao cá
Mong Văn Ngành đang cho cá ăn.
Qua các lớp tập huấn kiến thức về nông nghiệp, Ngành đã biết thêm các giống mới, cách phòng, chống dịch bệnh cho trâu, bò hiệu quả. Kinh tế gia đình ngày càng khấm khá, có thời điểm gia đình Ngành có trên 15 con trâu, bò, lợn dê đầy vườn.
Đến năm 2009, Ngành đã mua được đất vườn riêng cho mình, dựng nhà trị giá trên 100 triệu đồng và thuê máy múc mở rộng khe nước sau nhà thành ao nuôi cá, quây vườn nuôi gà, vịt; rồi nhận 1 ha rừng để trồng xoan… Hiện nay tính riêng thu nhập từ nuôi trâu, bò của gia đình Ngành khoảng 5 - 6 triệu đồng/tháng. Gia đình Ngành chưa giàu nhưng gia sản đó là niềm mơ ước của nhiều người nơi vùng đất khó này.
Bộ đội Biên phòng giúp người dân xã Mỹ Lý (Kỳ Sơn) trồng lúa nước.
Bộ đội Biên phòng giúp người dân xã Mỹ Lý (Kỳ Sơn) trồng lúa nước.
Còn Trần Mạnh Quỳnh (31 tuổi) ở Thị trấn Hòa Bình, huyện Tương Dương đã dựng nên tổ ấm đủ đầy cho riêng mình bằng cách theo học nghề sửa chữa vi tính và các loại máy điện tử rồi mở đại lý cung cấp văn phòng phẩm cho các cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn từ 45 triệu đồng nguốn vốn vay Ngân hàng Chính sách - Xã hội. 
Đến nay, sau 8 năm miệt mài, Quỳnh đã tạo dựng nên một thương hiệu riêng cho mình với 3 ki-ốt kinh doanh... Tổng doanh thu 1 năm khoảng 1,7 tỷ đồng, lãi ròng đem về trên 300 triệu đồng.
Bằng sự nỗ lực vươn lên, thời gian qua, ở Nghệ An đã có hàng ngàn hộ dân tự thoát nghèo.
Lãnh đạo Sở GTVT tặng dê giống cho người nghèo xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn
Lãnh đạo Sở GTVT tặng dê giống cho người nghèo xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn.
Để giúp các hộ dân thoát nghèo bền vững, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An, các sở, ban, ngành, đơn vị trong tỉnh đã có sự giúp đỡ thiết thực, hiệu quả.
Bộ đội Biên phòng Nghệ An đã hỗ trợ nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn bò giống, xây mới và sửa chữa nhà cửa dột nát, vận động các doanh nghiệp tặng quà và sổ tiết kiệm, mở lớp hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho người dân, cầm tay chỉ việc giúp người dân khai hoang làm lúa nước, xây dựng mô hình kinh tế trang trại.
Báo Nghệ An đã giúp đỡ các hộ nghèo ở xã vùng sâu Xiêng My, huyện Tương Dương một cách thiết thực. Cán bộ Báo Nghệ An đã nhiều lần đến từng hộ để khảo sát thực tế, tìm hiểu nhu cầu để đưa ra giải pháp giúp đỡ hợp lý. Qua đó, Báo đã quyết định giúp đỡ địa phương bằng cách tặng giống vật nuôi để hộ nghèo phát triển kinh tế.
Đại diện Báo Nghệ An và lãnh đạo xã Xiêng My trao bò cho các hộ nghèo ở bản Đình Tài.
Đại diện Báo Nghệ An và lãnh đạo xã Xiêng My trao bò cho các hộ nghèo ở bản Đình Tài, xã Xiêng My, huyện Tương Dương.
9 tháng đầu năm 2015, các sở, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã ủng hộ được trên 17 tỷ đồng, đạt 94%  kế hoạch năm. Từ nguồn quỹ này, đã hỗ trợ xây mới được 329 nhà đại đoàn kết, sửa chữa 667 nhà; giúp 815 người nghèo phát triển sản xuất, giúp 1.434 người khám, chữa bệnh, cấp học bổng cho 4.106 học sinh nghèo. Các tập đoàn kinh tế, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp Trung ương và địa phương cũng đã hỗ trợ làm nhà, xây dựng công trình dân sinh, tặng quà hộ nghèo, giúp học sinh nghèo vượt khó, với giá trị bằng tiền là tên 18,5 tỷ đồng… 
Trong thời gian tới, các địa phương tập trung xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến để các hộ nghèo vươn lên đẩy mạnh phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Thanh Sơn

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.