Kho cổ vật 500 năm mở cửa miễn phí cho du khách

Lần đầu tiên "kho cổ vật 500 năm" khai quật từ con tàu chìm ở vùng biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam) được trưng bày tại địa phương phục vụ miễn phí du khách trong nước, quốc tế.
 
Vùng biển Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP Hội An) là nơi phát hiện con tàu chìm chứa "kho cổ vật 500 năm". Qua hai đợt khai quật từ năm 1997 đến 2007, các đơn vị trong nước và quốc tế thu thập hơn 255.000 cổ vật còn nguyên vẹn từ con tàu đắm. 
 
Bánh lái và một phần mảnh gỗ từ con tàu đắm ở vùng biển Cù Lao Chàm. Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia khảo cổ học dưới nước cho biết, con tàu còn khá nguyên vẹn chở lô hàng gốm sứ (niên đại khoảng thế kỷ 15) đi ngang qua vùng biển này gặp nạn chìm ở độ sâu 72 m.
 
Đĩa gốm vẽ xanh trắng mang biểu tượng linh vật trong lòng đĩa. Giai đoạn từ 1997 đến 2000, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Công ty Visal, Sagahogi Horizon (Maylaisia) khai quật thu 240.000 cổ vật. 
Từ 2004 đến 2007, Công ty Đoàn Ánh Dương tiếp tục khai quật đợt 2 thu được khoảng 16.000 hiện vật. 
 
Đĩa gốm có họa tiết hình chim màu xanh trắng tinh xảo. Do nhiều điều kiện khác nhau, đến nay số cổ vật này lần đầu tiên mới được mang ra trưng bày ở đảo Cù Lao Chàm giới thiệu rộng rãi đến du khách. 
 
Dĩa gốm có họa tiết hoa, lá, chim muông. Ông Đoàn Sung, Chủ tịch HĐQT Công ty Đoàn Ánh Dương - đơn vị từng tham gia khai quật cổ vật gốm sứ từ con tàu chìm ở vùng biển Cù Lao Chàm cho hay, con tàu chìm này chở gốm sứ do người Việt xưa sản xuất. Điều này cho thấy ngay từ rất sớm, người Việt đã giữ vai trò chủ đạo trên con đường "gốm sứ" trên biển.  
 
Bình tỳ bà đựng rượu 500 tuổi. Hiện UBND TP Hội An đã đồng ý giao hơn 3,5 ha đất ở đảo Cù Lao Chàm để xây dựng Bảo tàng di sản văn hóa biển và không gian trưng bày xác tàu cổ đắm phục vụ du khách. 
 
Ấm Kendy đựng rượu men tam thái có kiểu dáng, hoa văn hoa lá độc đáo. Trước mắt, Bảo tàng di sản văn hóa biển gắn với "kho cổ vật 500 năm" được đầu tư ở xã đảo này khoảng 200 tỷ đồng, dự kiến đưa vào hoạt động trong năm tới. 
 
Tượng gốm sứ "Cô gái quý tộc". Các chuyên gia khảo cổ học nhận định, bức tượng này mang biểu tượng một cô gái họ Bùi ở làng gốm Chu Đậu (Hải Dương) xưa. 
 
Lọ, hũ gốm sứ đựng phấn, vôi... Theo Ban tổ chức, việc trưng bày cổ vật gốm sứ khai quật từ con tàu chìm ngay trên vùng biển đảo Cù Lao Chàm nhằm gửi đi thông điệp rộng rãi đến du khách về con đường "gốm sứ" trên biển, về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. 
Theo VnExpress

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.