Nghề quản giáo: Hy sinh để gieo mầm thiện

(Baonghean) - Gieo mầm hướng thiện, chữa lành vết thương lòng và xoa dịu nỗi mặc cảm, tự ti về bệnh tật cho những phần đời lầm lỡ - đó là công việc có phần thầm lặng nhưng vô cùng khó khăn, phức tạp của cán bộ, chiến sỹ công an Trại giam số 6 (Tổng cục VIII, Bộ Công an).

Đối mặt nguy cơ

Trại giam số 6 đóng trên địa bàn xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương hiện đang quản lý và giam giữ khoảng 4000 phạm nhân, trong đó có 326 phạm nhân đã phát hiện nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV, 200 phạm nhân đã chuyển sang giai đoạn AIDS (tính đến ngày 12/11/2015). Triển khai dự án “Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS”, mỗi năm, Trại phối hợp Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Nghệ An tổ chức 2 đợt xét nghiệm cho khoảng 600 phạm nhân có nguy cơ lây nhiễm cao và luôn phát hiện mới được 50 - 70 phạm nhân nhiễm bệnh qua mỗi lần xét nghiệm.

Con số phạm nhân nhiễm bệnh càng cao cũng tỷ lệ thuận với những khó khăn, hiểm nguy mà lực lượng công an trại giam đang phải đối mặt. Do đặc thù công việc thường xuyên tiếp xúc, quản lý và giáo dục các đối tượng vi phạm pháp luật, trong đó nhiều đối tượng bị nhiễm HIV, mặc dù được trang bị kỹ càng các kiến thức liên quan đến phòng tránh song vẫn có không ít tình huống bất ngờ xảy ra trong quá trình làm nhiệm vụ.

Từ năm 2005 đến nay, tại Trại giam số 6, đã có 17 chiến sỹ bị phơi nhiễm với HIV, đặc biệt có 4 cán bộ y tế bị phơi nhiễm trong quá trình xử lý vết thương cho phạm nhân. May mắn là tất cả các chiến sỹ đều được điều trị phơi nhiễm kịp thời và đúng quy trình nên không ai dương tính với HIV.

Cán bộ Đội y tế Trại giam số 6 cấp phát thuốc cho phạm nhân theo định kỳ. (Ảnh do Trại giam số 6 cung cấp)
Cán bộ Đội y tế Trại giam số 6 cấp phát thuốc cho phạm nhân theo định kỳ. (Ảnh do Trại giam số 6 cung cấp).

Đại úy Nguyễn An Lộc (Đội trưởng Đội y tế và bảo vệ môi trường, Trại giam số 6) nhớ lại một kỷ niệm khó quên trong nghề… Một lần anh nhận được lệnh báo khẩn cấp có phạm nhân bị đau tim đột ngột. Khi đến bệnh xá, xác định phạm nhân bị nhồi máu cơ tim, anh nhanh chóng áp dụng biện pháp hà hơi thổi ngạt, kịp thời cứu phạm nhân thoát chết. Thế nhưng, trong lúc đang cấp cứu, máu từ cơ thể phạm nhân bắn lên mặt anh mà phạm nhân ấy lại bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, anh bình tĩnh xử lý sự cố và nhờ những kinh nghiệm dày dạn trong nghề, anh không bị lây nhiễm căn bệnh quái ác đó.

Anh chia sẻ: “Phạm nhân đang trong ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, trước mặt không phải là kẻ tù tội mà là bệnh nhân nguy kịch. Lương tâm của người bác sỹ không cho phép bản thân chờ đợi thời gian xem hồ sơ bệnh án. Còn tai nạn nghề nghiệp là không thể tránh khỏi. Trong hoàn cảnh đó, không chỉ riêng tôi mà tất cả các đồng nghiệp cũng sẽ làm như vậy. Bởi đó là trách nhiệm của nghề nghiệp, của lương tâm”.

Tình thương và trách nhiệm

Với bất kỳ ai, khi biết mình mắc căn bệnh thế kỷ đều rất dễ rơi vào tình trạng chán nản, suy sụp tinh thần. Đối với những bệnh nhân đang chấp hành án phạt trong trại giam thì tâm lý càng nặng nề, tuyệt vọng. Khi đó, trách nhiệm của những chiến sỹ công an không chỉ là cảm hóa họ trở về con đường chính nghĩa,  mà còn phải giúp họ vực dậy tinh thần, quyết tâm đấu tranh với bệnh tật.

Mấy chục năm gắn bó với công việc quản giáo, Đại úy Nguyễn An Lộc đã chứng kiến nhiều cảnh ngộ éo le của những phạm nhân bị nhiễm HIV. Có những người mắc bệnh, bị gia đình, bạn bè ruồng bỏ, lại đang phải chấp hành án phạt cao, họ tuyệt vọng cùng cực và dẫn đến những hành vi mất kiểm soát. Những lúc đó, anh cùng đồng nghiệp phải thường xuyên động viên, chia sẻ, giúp những người từng lầm đường lạc lối gạt đi sự bi quan, chán nản.

“Không có cái gì hoàn toàn mất đi, con người còn sự sống là còn hy vọng, chỉ có sự lạc quan và niềm tin vào ngày mai mới có thể khiến mọi thứ tốt đẹp hơn” - đó là những lời động viên mà Đại úy Nguyễn An Lộc vẫn thường nhắc đi nhắc lại với các phạm nhân nhiễm HIV anh đang trực tiếp điều trị.

Phạm nhân lao động cải tạo tại Trại giam sỗ 6. Ảnh: Phạm Bằng
Phạm nhân lao động cải tạo tại Trại giam số 6. Ảnh: Phạm Bằng

Đáp lại sự quan tâm, chia sẻ tận tình và trách nhiệm đó, nhiều phạm nhân đã tìm lại được niềm tin vào cuộc sống, tích cực cải tạo, chấp hành xong án phạt và trở về hòa nhập với cộng đồng, xã hội. 

Trung úy Vương Đình Diễn (sinh năm 1985, Trung đội Cảnh sát quản giáo, phân trại số 1, Trại giam số 6) là cán bộ quản giáo chịu trách nhiệm trực tiếp giáo dục 30 phạm nhân, trong đó có 2 phạm nhân bị nhiễm HIV. Anh được đánh giá là một trong những cán bộ quản giáo thực hiện tốt nhiệm vụ mặc dù tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ. Đặc biệt, anh có cách giáo dục riêng với những phạm nhân bị nhiễm HIV.

Với nhiệm vụ theo dõi, quản lý phạm nhân 5 ngày/tuần, hơn ai hết, những cán bộ quản giáo như Diễn là người sát sao và hiểu rõ phạm nhân nhất. Diễn thường xuyên trò chuyện, tiếp xúc với phạm nhân bị nhiễm HIV, nghe họ chia sẻ để hiểu được tâm tư và uẩn khúc của những con người vừa vướng vào vòng lao lý vừa mang trong mình cơn bạo bệnh. Từ đó, có phương thức giáo dục phù hợp với từng đối tượng. Nhiều lần, Diễn còn trích một phần tiền lương ít ỏi của mình để mua thêm quà bánh, thức ăn hỗ trợ, động viên các phạm nhân có hoàn cảnh khó khăn. 

Bên trong trại giam, nơi có những con người từng lầm lỡ và đang bù đắp cho những vết thương mà họ gây ra cho xã hội, lại sáng bừng những câu chuyện về tình người. Đồng hành cùng các phạm nhân, bệnh nhân trên hành trình cải hóa lương tâm và cả trong cuộc chiến chống lại bệnh tật là các bác sỹ công an, cán bộ quản giáo, các chiến sỹ thuộc lực lượng cảnh sát hình sự, cơ động, bảo vệ,… Đối diện với những nguy hiểm tiềm tàng, trong đó có nguy cơ lây nhiễm căn bệnh thế kỷ, sự hy sinh thầm lặng của những người bảo vệ cho bình yên cuộc sống xứng đáng được cộng đồng ghi nhận.

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định quy định chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân trực tiếp làm công tác quản lý, giáo dục, khám chữa bệnh với đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS tại các trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng và nhà tạm giữ.

Theo quyết định trên, cán bộ y tế, trinh sát, trực trại, trực cơ sở, khám xét, giáo dục, giáo vụ, quản giáo, cảnh sát bảo vệ - cơ động tại các trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng và nhà tạm giữ; giáo viên dạy văn hóa, giáo viên chủ nhiệm lớp trong các trường giáo dưỡng thuộc lực lượng Công an nhân dân được bồi dưỡng 500.000 đồng/người/tháng.

Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Trưởng phân khu, Phó Trưởng phân khu, Trưởng phân hiệu, Phó Trưởng phân hiệu; Đội trưởng, Phó Đội trưởng và các chức danh tương đương; cán bộ, chiến sỹ đảm nhiệm các công việc còn lại tại các trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng và nhà tạm giữ được bồi dưỡng 400.000 đồng/người/tháng.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/11/2015. 

Phương Thảo

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.